Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 11: Có chí thì nên

  • 2 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 1 tuần 11: Có chí thì nên. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trạng trong bài được hiểu là gì?

  • A. Tức Trạng Nguyên, người học giỏi được dân trong vùng phong tặng
  • B. Tức Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa
  • C. Tức Trạng Nguyên, người được vượt qua được những câu đố mà vua đề ra
  • D. Tức Trạng Nguyên, người giải được câu đố của sứ giả nước ngoài.

Câu 2: Trong bài Ông trạng thả diều, Nguyễn Hiền được giới thiệu ở phần đầu câu chuyện như thế nào?

  • A. Sống vào thời vua Trần Thái Tông
  • B. Sinh ra trong một gia đình nghèo
  • C. Từ thuở nhỏ đã rất ham thả diều
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Chi tiết nào nói không đúng về tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

  • A. có trí nhớ lạ thường
  • B. chú có thể nhớ hết tất cả những hóa đơn hàng của mẹ sau khi học xong một lần
  • C. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều
  • D. học đến đâu hiểu ngay đến đó

Câu 4: Vì sao Nguyễn Hiền phải bỏ học?

  • A. Vì mẹ chú muốn cậu theo nghề buôn bán, không muốn học chữ
  • B. Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học
  • C. Vì trong một lần làm bài thi, chú nhắc bài bạn nên bị thầy giáo đuổi học.
  • D. Vì chú học giỏi quá, các bạn không học theo được nên Nguyễn Hiền bỏ học luôn.

Câu 5: Từ "nên" trong câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim có nghĩa là gì?

  • A. Thành công
  • B. Hậu quả
  • C. Lí do
  • D. Thua lỗ

Câu 6: Từ "hành" trong câu:

Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi

  • A. Hành lá
  • B. Hành động
  • C. Hành hung
  • D. Hành quân

Câu 7: Từ "keo" trong câu Thua keo này, bày keo khác có nghĩa là gì?

  • A. keo gián (một chất gây kết dính)
  • B. Chỉ sự ki bo, keo kiệt
  • C. Chỉ sự gắn bó bền chặt, keo sơn
  • D. Một lần đấu sức

Câu 8: Cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất?

  • A. Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho
  • B. Thêm các từ rất, quá, lắm... vào trước hoặc sau tính từ
  • C. Tạo ra phép so sánh
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Điền từ thích hợp nhất vào chỗ chấm: Tinh từ là những từ (.........) đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái...

  • A. so sánh
  • B. miêu tả
  • C. thể hiện
  • D. trình bày

Câu 10: Từ nào sau đây không phải là tính từ

  • A. nhanh nhẹn
  • B. thanh mảnh
  • C. gầy gò
  • D. con cò
Xem đáp án
  • 80 lượt xem