Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 29: Khám phá thế giới

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 2 tuần 29: Khám phá thế giới. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài văn :" Đường đi Sapa" miêu tả cảnh gì?

  • A. Du lịch Mộc Châu
  • B. Đường đi Sa Pa
  • C. Văn hóa Lào Cai
  • D. Lễ hội mùa xuân của người Hơ-mông

Câu 2: Sa Pa là một huyện thuộc tỉnh nào?

  • A. Lào Cai
  • B. Hà Giang
  • C. Lạng Sơn
  • D. Cà Mau

Câu 3: Trong toàn bộ bài thơ " Trăng ơi... từ đâu đến?" , có câu thơ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần?

  • A. Trăng đi khắp mọi miền
  • B. Trăng từ đâu… từ đâu?
  • C. Trăng ơi… từ đâu đến?
  • D. Trăng đến… từ nơi nào?

Câu 4: Theo con, thám hiểm là gì?

  • A. Đi tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở
  • B. Đi chơi xa để xem phong cảnh
  • C. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm
  • D. Đi thăm cánh đồng gần nhà

Câu 5: Những em bé được nhắc đến trong bức tranh thị trấn nhỏ Sa Pa là những em bé của dân tộc nào?

  • A. Hmông, Tu Dí, Phù Lá
  • B. Hmông, Tày, Dao
  • C. Tày, Tu Dí, Dao
  • D. Phù Lá, Tày, Dao

Câu 6: Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

  • A. tròn như mắt cá
  • B. tròn như mắt cá và quả bóng
  • C. quả hồng chín và tròn như mắt cá
  • D. quả hồng chín và quả bóng

Câu 7: Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự cần phải làm như thế nào?

  • A. cần nói chuyện một cách tự nhiên nhất
  • B. cần có cách xưng hô cho phù hợp
  • C. cần thêm vào trước hoặc sau động từ các từ làm ơn, giúp, giùm,…
  • D. cần có cách xưng hô cho phù hợp hoặc thêm vào trước hoặc sau động từ các từ làm ơn, giúp, giùm,…

Câu 8: Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các đối tượng như trên cho con biết được vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?

  • A. bà nội
  • B. người mẹ
  • C. trẻ thơ
  • D. cô giáo

Câu 9: Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa là vì trăng hồng giống như quả chín treo lơ lửng trên mái nhà. Tác giả nghĩ trăng đến từ biển xanh vì trăng giống như mắt cá không bao giờ chớp mi. Theo con, nhận định trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên”?

  • A. Vì tới Sa Pa sẽ mua được rất nhiều sản vật quý hiếm làm quà đem về.
  • B. Vì người dân ở đây vô cùng yêu thiên nhiên.
  • C. Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạnh lùng, hiếm có.
  • D. Vì Sa Pa mỗi mùa khách du lịch tới thăm quan đều được dọn dẹp, cải tạo cho đẹp hơn.

Câu 11: Con hiểu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn nghĩa là gì?

  • A. Đi bộ rất có ích cho việc rèn luyện sức khỏe.
  • B. Đi nhiều nơi sẽ giúp con người ta mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, trưởng thành hơn.
  • C. Đi đâu xa phải mua một cái sàng về thì mới khôn được.
  • D. Đi xa không thể khiến con người ta khôn ngoan được, muốn khôn ngoan, hiểu biết rộng chỉ có cách là học tập trong sách vở.

Câu 12: Ý nghĩa bài thơ Trăng ơi…từ đâu đến?

  • A. Thể hiện tình cảm, sự yêu mến và cái nhìn độc đáo của tác giả đối với trăng. Từ đó bộc lộ tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả.
  • B. Yêu trăng theo cách độc đáo và kêu gọi mọi người hãy bảo vệ ánh trăng.
  • C. Trăng ở quên hương tác giả là đẹp nhất.
  • D. Ánh trăng ở quê hương tác giả thật đặc biệt, không giống như ở những nơi khác.

Câu 13: Trong các câu sau, câu nào giữ được phép lịch sự khi yêu cầu, đề nghị người khác giúp đỡ mình?

  • A. Lan ơi, cho tớ về với !
  • B. Cho đi nhờ một cái!
  • C. Mang xe ra đây!
  • D. Ra đây đèo tao về nhanh lên!
Xem đáp án
  • 14 lượt xem