Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 5: Măng mọc thẳng

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 1 tuần 5: Măng mọc thẳng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hiền minh có nghĩa là gì?

  • A. Hiền lành và rõ ràng
  • B. Có đức độ và sáng suốt
  • C. Biết sống hiền lành, chan hòa với mọi người
  • D. Sống minh bạch, có trước có sau

Câu 2: Trong bài những hạt thóc giống, nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?

  • A. Chọn người thông minh, sáng suốt
  • B. Chọn người hiền lành, nhân hậu
  • C. Chọn người trung thực
  • D. Chọn người quyết đoán, có trí tuệ

Câu 3: Vua làm thế nào để tìm được người trung thực để truyền ngôi?

  • A. Phát cho mỗi người một thúng thóc giống về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
  • B. Phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
  • C. Yêu cầu mỗi người làm món ngon dâng vua và hẹn tới ngày lễ ai đem được món ăn vừa ý vua nhất sẽ được truyên ngôi
  • D. Phát cho mỗi người một thúng thóc giống rồi hẹn ai khám phá ra được bí mật trong thúng thóc thì sẽ được truyền ngôi

Câu 4: Chú bé Chôm đã làm gì khi nhận được thúng thóc giống?

  • A. Chôm còn nhỏ không biết gieo trồng thế nào nên mang sang nhờ người hàng xóm chăm sóc giúp, chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm.
  • B. Chôm cũng đem đi gieo trông nhưng bởi vì lười biếng nên không bao giờ chịu chăm sóc nên thóc cũng chẳng nảy mầm
  • C. Chôm dốc công chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm
  • D. Chôm đem vê rôi vứt ở xó nhà, quên mất lời vua dặn phải gieo trông, chăm sóc

Câu 5: Nội dung của câu chuyện Những hạt thóc giống là gì?

  • A. Ca ngợi cậu bé Chôm dũng cảm nói lên sự thật
  • B. Khen ngợi lòng trung thực của cậu bé Chôm
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 6: Trong bài Gà trống và Cáo, Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất?

  • A. Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo cho Gà tin tức mới: Từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo bày tỏ tình thân
  • B. Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo cho Gà tin tức mới: Loài người sắp tới bắt gà đi làm thịt. Gà hãy xuống để Cáo đưa Gà đi trốn
  • C. Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo cho Gà tin tức mới: Bữa tiệc muôn loài sắp được khai mạc, Gà hãy xuống để cáo và gà cùng đi dự tiệc
  • D. Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đấy để báo cho Gà tin tức mới: Thảm họa diệt vong sắp ập tới, Gà hãy xuống để Cáo dẫn Gà đi trốn.

Câu 7: Vì sao Gà không nghe lời Cáo?

  • A. vì đã có chú gà khác đến sớm hơn Cáo, thông báo cho Gà Trống biết về mưu mô của Cáo
  • B. Vì Gà Trống biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt Gà
  • C. Vì Gà Trống không nghe thấy loa thông báo chuyện muôn loài kết thân
  • D. Vì trước đó Gà đã trông thấy chị Cáo bị một cặp chó săn rượt đuổi.

Câu 8: Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói?

  • A. Cáo nhìn gà bằng ánh mắt nghi ngờ, quay lại phía sau kiểm tra sự thật
  • B. Cáo ngay lập tực vạch trần lời bịa đặt của gà
  • C. Cáo khiếp sợ, hồn bay phách lạc, quặp đuôi, co cẳng bỏ chạy
  • D. Cáo ranh ma không tin những lời gà nói

Câu 9: Hãy điền vào chỗ chấm từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm sau:

........ là những từ chỉ ...... (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị)

  • A. danh từ...... hành động
  • B. Danh từ....... sự vật
  • C. Danh từ ....... tình cảm
  • D. Danh từ ........ trạng thái

Câu 10: Trong câu sau, câu nào có từ in đậm là danh từ chỉ khái niệm?

  • A. Mỗi lần vấp ngã em sẽ thu được cho mình những kinh nghiệm đáng quý
  • B. Trời nắng chói chang, bác An vừa từ bệnh viện về, người ươt sũng mồ hôi
  • C. Hồi còn nhỏ, thường ru em ngủ mỗi tối
  • D. Dòng sông lững lờ trôi

Câu 11: Trong các câu sau câu nào có từ trái nghĩa với từ trung thực

  • A. Anh ấy là một người rất bộc trực
  • B. Những người thẳng tính thường dễ làm mất lòng người khác
  • C. Học sinh không nên gian lận trong thi cử
  • D. Lan cúi đầu, chân thành cảm ơn người ta đã giúp đỡ em bấy lâu nay
Xem đáp án
  • 5 lượt xem