Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 21: Người ta là hoa đất

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 2 tuần 21: Người ta là hoa đất. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tên thật của ông Trần Đại Nghĩa là gì?

  • A. Nguyễn Đại Nghĩa
  • B. Phạm Quang Lễ
  • C. Trần Quang Lễ
  • D. Phạm Đại Nghĩa

Câu 2: Ngoài ba ngành học đang theo học khi học đại học ở Pháp, ông Trần Đại Nghĩa còn miệt mài nghiên cứu gì?

  • A. kĩ thuật chế tạo vũ khí
  • B. thị trường chứng khoán
  • C. kiến thức tin học
  • D. văn hóa Pháp

Câu 3: Con hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?

  • A. Được điều động trở về Tổ quốc nên buộc phải trở về
  • B. Thấy nhớ nhà, nhớ quê hương quá thì về thăm
  • C. Trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm, nghe theo tình cảm yêu nước để trở về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
  • D. Khi đất nước gặp khó khăn, ở nước ngoài nên gửi hỗ trợ về cho Tổ quốc

Câu 4: Chiếc bè gỗ xuôi sông La được ví với cái gì?

  • A. Đàn cá
  • B. Bầy trâu
  • C. Đôi mắt
  • D. Khóm bèo

Câu 5: Cách ví von về chiếc bè gỗ của tác giả có gì hay?

  • A. làm cho cảnh bè gỗ trôi sông trở nên thần bí
  • B. làm cho cảnh bè gỗ trôi sông trở nên thô kệch hơn
  • C. làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động
  • D. làm cho câu văn trở nên trừu tượng, khó hiểu

Câu 6: Nêu những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?

  • A. Có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà
  • B. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước
  • C. Có công lớn trong việc phát triển kĩ thuật in ấn ở nước nhà
  • D. Cả A và B đúng

Câu 7: Hoàn thành câu sau: " Vị ngữ của câu hỏi Ai làm gì? thường do ……… tạo thành". Điền vào chỗ trống phần còn thiếu:

  • A. danh từ (cụm danh từ)
  • B. động từ (cụm động từ)
  • C. tính từ (cụm tính từ)
  • D. tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ)

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào không là câu miêu tả cây hoa có dạng câu kể Ai thế nào?

  • A. Cánh hoa hồng mềm mại, mịn màng xếp thành từng lớp.
  • B. Những bông hoa hướng dương giống như những mặt trời bé con đang hướng mình về mặt trời trên cao kia.
  • C. Mẹ em chăm chút,nâng niu mỗi bông hoa
  • D. Hoa nhài tỏa hương dịu nhẹ.

Câu 9: Vì sao đi trên chiếc bè, tác giả lại nghĩ tới mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

  • A. Vì đó là mùi vị quê hương tác giả, tác giả đang nhớ quê nhà
  • B. Vì đọc đường bờ sông có những ngôi nhà đang xây nên khiến tác giả nghĩ tới những mùi đó
  • C. Vì tác giả đang mơ tưởng tới ngày mai, xuôi theo chiếc bè gỗ mang về xuôi sẽ góp phần dựng xây lại quê hương sau chiến tranh
  • D. Vì tác giả chỉ ngẫu nhiên viết vào như thế cho có vần

Câu 10: Nhiệm vụ trong phần thân bài của bài văn tả cây cối là gì?

  • A. Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây
  • B. Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
  • C. Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây
  • D. Tất cả các đáp án trên đúng

Câu 11: Ai là người đã đặt tên mới cho ông Trần Đại Nghĩa?

  • A. Bác Hồ
  • B. Bố ông Trần Đại Nghĩa
  • C. Mẹ ông Trần Đại Nghĩa
  • D. Ông tự mình đặt cho mình cái tên mới đó

Câu 12: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

  • A. Một phần là phần mở bài
  • B. Hai phần là mở bài và thân bài
  • C. Ba phần là mở bài, thân bài và kết bài
  • D. Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút

Câu 13: Ý nghĩa bài thơ Bè xuôi sông La?

  • A. Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La
  • B. Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.
  • C. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
  • D. Cả A và B đúng.
Xem đáp án
  • 17 lượt xem