Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 4: Măng mọc thẳng
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 1 tuần 4: Măng mọc thẳng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Theo em, chính trực là gì?
- A. Chính đáng
- B. Trung trực
- C. Ngay thẳng
- D. Tốt bụng
Câu 2:Trong bài Một người chính trực, Tô Hiến Thành làm quan dưới triều nào?
- A. Triều Lý
- B. Triều Tây Sơn
- C. Triều Nguyễn
- D. Triều Hậu Lê
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn kể về chuyện gì?
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bả Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Công Tông.
- A. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với bọn tham quan, lộng thần trong triều.
- B. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.
- C. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với việc chọn người phò tà.
- D. Thái độ của Tô Hiến Thành đổi với việc lập hoàng hậu.
Câu 4: Tô Hiến Thành lập ai lên làm vua?
- A. Con trai vua là Long Cán
- B. Con trai vua là Long Xưởng
- C. Con trai trưởng của mình
- D. Con trai út của mình
Câu 5: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- A. Tô Hiến Thành tuyên bố không phò tá kẻ nhu nhược, bất tài lên làm vua.
- B. Tô Hiến Thành một tay xử lý hết đám lộng thần, phản nghịch để thái tử thuận lợi lên ngôi vua.
- C. Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua trước khi mất.
- D. Tô Hiến Thành tiến cử người có khả năng làm minh quân để nối ngôi vua.
Câu 6: Từ nào dưới đây không phải là từ láy:
- A. Cheo leo
- B. Suy nghĩ
- C. Se sẽ
- D. Săn sóc
Câu 7: Từ nào dưới đây là từ ghép?
- A. Ngay thẳng
- B. Ngay thật
- C. Ngay lưng
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Từ ghép nào dưới đây là từ ghép tổng hợp
- A. Bánh trái
- B. Bánh rán
- C. Bánh nếp
- D. Bánh in
Câu 9: Bài thơ Tre Việt Nam được viết theo thể thơ gì?
- A. Thể thơ 6 chữ
- B. Thể thơ 8 chữ
- C. Thể thơ tự do
- D. Thể thơ lục bát
Câu 10: Bài thơ Tre Việt Nam của tác giả nào?
- A. Tố Hữu
- B. Thép mới
- C. Nguyễn Duy
- D. Trần Đăng Khoa
Câu 11: Đọc đoạn thơ từ: "Ở đâu tre cũng xanh tươi...... bấy nhiêu cần cù"
Những câu thơ trên gợi lên phẩm chất tốt đẹp nào của người Việt Nam
- A. Cần cù
- B. Đoàn kết
- C. Ngay thẳng
- D. Nhân hậu
Câu 12: Hãy điền từ vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu sau:
Cốt truyện là một chuỗi ...... làm nòng cốt cho diễn biến của truyện
- A. Sự vật
- B. Sự việc
- C. Hiện tượng
- D. Tình huống
Câu 13: Cốt truyện gồm có mấy phần?
- A. Một phần là phần diễn biến
- B. Hai phần là phần diễn biến và kết thúc
- C. Ba phần là phần mở đầu, diễn biến và kết thúc
- D. Bốn phần là phần mở đầu, diễn biến, kết thúc và tái bút.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 11: Có chí thì nên
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 25: Những người quả cảm
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 3: Thương người như thể thương thân
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 14: Tiếng sáo diều
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 5: Măng mọc thẳng
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 16: Tiếng sáo diều
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 6: Măng mọc thẳng
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 23: Vẻ đẹp muôn màu
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 2: Thương người như thể thương thân
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 7: Trên đôi cánh ước mơ
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 24: Vẻ đẹp muôn màu
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 28: Ôn tập giữa học kì 2