Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Lúc 8 giờ sáng nay một ô tô đang chạy trên Quốc lộ 1 cách Hà Nội 20 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố nào?
- A. Mốc thời gian.
- B. Vật làm mốc.
- C. Chiều dương trên đường đi.
- D. Thước đo và đồng hồ.
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm ?
- A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.
- B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
- C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
- D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Câu 3: "Lúc 10 giờ, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 1, cách Hà Nội 10km." Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?
- A. Vật làm mốc.
- B. Mốc thời gian.
- C. Thước đo và đồng hồ.
- D. Chiều chuyển động.
Câu 4: Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì?
- A. Tọa độ của vật luôn có giá trị (+).
- B. Vận tốc của vật luôn có giá tri (+).
- C. Tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+).
- D. Tọa độ luôn trùng với quãng đường.
Câu 5: Một chiếc bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/
- A. 4 m.
- B. 3 m.
- C. 2 m.
- D. 1 m.
Câu 6: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu sau đây là sai?
- A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
- B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
- C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
- D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
Câu 7: Lực đặc trưng cho điều gì sau đây?
- A. Năng lượng của vật nhiều hay ít.
- B. Vật có khối lượng lớn hay bé.
- C. Tương tác giữa vật này lên vật khác.
- D. Vật chuyển động nhanh hay chậm.
Câu 8: Lực ma sát trượt
- A. Chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.
- B. Phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
- C. Tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
- D. Phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?
- A. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.
- B. Chuyển động quay của kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ.
- C. Chuyển động quay của của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay.
- D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 10: Với chiều (+) là chiều chuyển động, trong công thức s = 0,5a.
- A. Gia tốc
- B. Quãng đường.
- C. Vận tốc
- D. Thời gian.
Câu 11: Viên bi A khối lượng gấp đôi viên bi B. Cùng lúc, từ mái nhà, bi A được thả rơi không vận tốc đầu, bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Hai viên bi chạm đất cùng lúc
- B. Viên bi A chạm đất trước
- C. Viên vi B chạm đất trước
- D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 12: Ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m. Thời gian rơi của vật là
- A. 2 s.
- B. 4 s.
- C. 1 s.
- D. 3 s.
Câu 13: Ba lực đồng phẳng, đồng quy tác dụng lên một vật rắn nằm cân bằng có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu lực 16 N không tác dụng vào vật nữa, thì hợp lực tác dụng lên nó là?
- A. 16 N.
- B. 20 N.
- C. 15 N.
- D. 12 N.
Câu 14: Một vậ có hình dạng bất kì được treo bằng sợi dây mềm, khi cân bằng dây treo trùng với
- A. Phương tiếp tiếp với vật tại điểm treo.
- B. Trục đối xứng của vật.
- C. Đường thẳng bất kì qua trọng tâm của vật.
- D. Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật
Câu 15: Yếu tố nào sau đây khôngthuộc hệ quy chiếu?
- A. Vật chuyển động.
- B. Hệ trục toạ độ gắn với vật làm mốc.
- C. Vật làm mốc.
- D. Mốc thời gian và một đồng hồ.
Câu 16: Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, khi lò xo biến dạng hướng của lực đàn hồi ở lò xo sẽ
- A. hướng theo trục và hướng vào trong.
- B. hướng theo trục và hướng ra ngoài.
- C. hướng vuông góc với trục lò xo.
- D. luôn ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.
Câu 17: Một xe tải chạy đều trên đường ngang với tốc độ 54 km/h. Khi đến quãng đường dốc, lực cản tác dụng lên xe tăng gấp ba nhưng công suất của động cơ chỉ tăng lên được hai lần. Tốc độ chuyển động đều cảu xe trên đường dốc là
- A. 10 m/s.
- B. 36 m/s.
- C. 18 m/s.
- D. 15 m/s.
Câu 18: Khi một vật rơi trong không khí thì
- A. Cơ năng của vật được bảo toàn.
- B. Thế năng của vật chỉ chuyển hóa thành động năng.
- C. Công trọng lực của vật thực hiện công dương.
- D. Tốc độ của vật khi chạm đất tỉ lệ với độ cao vật rơi.
Câu 19: Theo định luật II Niu-tơn thì lực và phản lực?
- A. Là cặp lực cân bằng.
- B. Là cặp lực có cùng điểm đặt.
- C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
- D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 20: Một xe khách tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách ngồi trên xe sẽ
- A. Ngả người sang bên trái.
- B. Ngả người về phía sau.
- C. Đổ người về phía trước.
- D. Ngả người sang bên phải
Câu 21: Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là?
- A. 20 km/h.
- B. 30 km/h.
- C. 60 km/h.
- D. 40 km/h.
Câu 22: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 2t - 10 (km, giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 3h là:
- A. 6km.
- B. - 6km.
- C. - 4km.
- D. 4 km.
Câu 23: Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể?
- A. Vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
- B. Vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (-).
- C. Vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
- D. Vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị bằng 0.
Câu 24: Chọn phát biểu sai?
- A. Đơn vị của lực là niutơn (N).
- B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
- C. Luôn có thể phân tích lực theo hai phương bất kì.
- D. Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực.
Câu 25: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 5 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là?
- A. 10 N.
- B. 20 N.
- C. 30 N.
- D. 40 N.
Câu 26: Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là?
- A. Lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.
- B. Lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.
- C. Lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.
- D. Lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.
Câu 27: Dây được căng ngang giữa hai điểm A và B cách nhau 12 m. Vật nặng có khối lượng m = 5 kg treo vào điểm giữa O của sợi dây làm dây võng xuống 20 cm. Lấy g = 10 m/
- A. 480 N.
- B. 240 N.
- C. 500N.
- D. 750 N.
Câu 28: Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng
- A. 100 N.
- B. 25 N.
- C. 10 N.
- D. 20 N.
Câu 29: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm trên tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là
- A. cân bằng không bền.
- B. cân bằng bền.
- C. cân bằng phiếm định.
- D. không thể cân bằng.
Câu 30: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
- B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
- C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
- D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 31: Một vật có khối lượng m = 8 kg đang chuyển động với gia tốc có độ lớn a = 2 m/s2. Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng
- A. 16 N.
- B. 8 N.
- C. 4 N.
- D. 32 N.
Câu 32: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
- A. động năng đạt giá trị cực đại.
- B. thế năng đạt giá trị cực đại.
- C. cơ năng bằng không.
- D. thế năng bằng động năng.
Câu 33: Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là
- A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
- B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
- C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
- D. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
Câu 34: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng?
- A. Động năng đạt giá trị cực đại.
- B. Thế năng đạt giá trị cực đại.
- C. Cơ năng bằng không.
- D. Thế năng bằng động năng.
Câu 35: Một vật có khối lượng 200 g được ném lên với vận tốc 5 m/s từ độ cao h = 3 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Cơ năng của vật bằng
- A. 2,5 J.
- B. 8,5 J.
- C. 6 J.
- D. 5,5 J.
Câu 36: Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì
- A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
- B. Vật quay nhanh dần đều.
- C. Vật lập tức dừng lại.
- D. Vật tiếp tục quay đều.
Câu 37: Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm cách đầu A 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang cách đầu A 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2 .
- A. 125 N
- B. 12,5 N
- C. 26,5 N
- D. 250 N
Câu 38: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là?
- A. Có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
- B. Có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
- C. Có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
- D. Có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
Câu 39: Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Sau 5s vật chạm đất. Độ cao h bằng?
- A. 100 m.
- B. 140 m.
- C. 125 m.
- D. 80 m.
Câu 40: Một vật ném ngang với vận tốc v0 = 30 m/s, ở độ cao h = 80 m. Lấy g = 10 m/
- A. 120 m, 50 m/s.
- B. 50 m, 120 m/s.
- C. 120 m, 70 m/s.
- D. 120 m, 10 m/s.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 27: Cơ năng
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 28: Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 4: Các định luật bảo toàn (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P1)