Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của chất rắn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một vật rắn hình trụ có chiều dài ban đầu lo, hệ số nở dài α. Gọi Δt là độ tăng nhiệt độ của thanh, độ tăng chiều dài của vật được tính bằng công thức?
- A. .
- B. .
- C. .
- D. .
Câu 2: Khi lắp vành sắt vào bánh xe bằng gỗ ban đầu người ta đốt nóng vành sắt rồi mới lắp vào bánh xe là để
- A. Giúp cho vành sắt làm quen với điều kiện làm việc khắc nghiệt.
- B. Vành sắt nóng sẽ giết chết các con côn trùng sống ở bánh xe để làm tăng tuổi thọ cho bánh xe.
- C. Vành sắt nóng có tác dụng làm khô bánh xe giúp tăng ma sát để đảm bảo cho vành sắt không bị tuột khỏi bánh xe.
- D. Vành sắt nóng nở ra nên dễ lắp vào bánh xe, đồng thời khi nguội đi sẽ ôm chặt vào bánh xe.
Câu 3: Một vật rắn hình trụ có hệ số nở dài α=11.10-6.K-1. Khi nhiệt độ của vật tăng từ 0oC đến 110oC độ nở dài tỉ đối của vật là?
- A. 0,121%.
- B. 0,211%.
- C. 0,212%.
- D. 0,221%.
Câu 4: Mỗi thanh ray đường sắt dài 10 m ở nhiệt độ 20oC. Phải để một khe hở nhỏ nhất là bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên 50oC thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra, lấy hệ số nở dài của thép là α=11.10-6.K-1
- A. 1,2 mm.
- B. 2,4 mm.
- C. 3,3 mm.
- D. 4,8 mm.
Câu 5: Một vật rắn hình trụ có hệ số nở dài α=24.10-6.K-1. Ở nhiệt độ 20oC có chiều dài lo=20 m, tăng nhiệt độ của vật tới 70oC thì chiều dài của vật là?
- A. 20,0336 m.
- B. 24,020 m.
- C. 20,024 m.
- D. 24,0336 m.
Câu 6: Một ấm nhôm có dung tích 2 l ở 20oC. Chiếc ấm đó có dung tích bao nhiêu ở nhiệt độ 80oC? Biết hệ số nở dài của nhôm là α=24,5.10-6.K-1
- A. 2,003 lít.
- B. 2,009 lít.
- C. 2,012 lít.
- D. 2,024 lít.
Câu 7: Một thanh thép hình trụ có hệ số nở dài α=11.10-6.K-1, ban đầu có chiều dài 100 m. Để chiều dài của nó là 100,11 m thì độ tăng nhiệt độ bằng?
- A. 170oC.
- B. 125oC.
- C. 150oC.
- D. 100oC.
Câu 8: Một vật rắn hình trụ ban đầu có chiều dài 100m. Tăng nhiệt độ của vật thêm 50oC thì chiều dài của vật là 100,12 m. Hệ số nở dài cảu vật bằng?
- A. 18.10-6.K-1.
- B. 24.10-6.K-1.
- C. 11.10-6.K-1.
- D. 20.10-6.K-1.
Câu 9: Một quả cầu đồng chất có hệ số nở khối β=33.10-6.K-1. Ban đầu so thể tích VO = 100 cm3. Khi độ tăng nhiệt độ Δt=100oC thì thể tích của quả cầu tăng thêm?
- A. 0,10 cm3.
- B. 0,11 cm3.
- C. 0,30 cm3.
- D. 0,33 cm3.
Câu 10: Một quả cầu đồng chất có hệ số nở khối β=72.10-6.K-1. Ban đầu thẻ tích của quả cầu là VO, để thể tích của quả cầu tăng 0,36% thì độ tăng nhiệt độ của quả cầu bằng?
- A. 50 K.
- B. 100 K.
- C. 75 K.
- D. 125 K.
Câu 11: Khối lượng riêng của sắt ở 0oC là 7,8.103 kg/m3. Biết hệ số nở của khối sắt là 33.10-6.K-1. Ở nhiệt độ 160oC, khối lượng riêng của sắt là?
- A. 7759 kg/m3.
- B. 7900 kg/m3.
- C. 7857 kg/m3.
- D. 7599 kg/m3.
Câu 12: Một vật rắn hình khối lập phương đồng chất, đẳng hướng có hệ số nở dài α=24.10-6.K-1. Nếu tăng nhiệt độ của vật thêm 100oC thì độ tăng diện tích tỉ đối của mặt ngoài vật rắn là?
- A. 0,36%.
- B. 0,48%.
- C. 0,40%.
- D. 0,45%.
Câu 13: Hai thanh kim loại sắt và kẽm có chiều dài bằng nhau ở 0oC, còn ở 100oC thì chiều dài chênh lệch nhau 1 mm. Tìm chiều dài hai thanh ở 0oC. Biết hệ số nở dài của sắt và kẽm là α1=1,14.10-5 K-1 và α2=3,41.10-5 K-1
- A. 0,5 m.
- B. 1 m.
- C. 0,43 m.
- D. 0,35 m.
Câu 14: Tính lực cần đặt vào thanh thép với tiết diện S = 10 cm2 để không cho thanh thép dãn nở từ 20oC lên 50oC. Cho biết α=12.10-6 K-1 và E = 2.1011 Pa.
- A. 72000 N.
- B. 75000 N.
- C.78000 N.
- D. 79000 N.
Câu 15: Tính độ dài thanh thép và thanh đồng ở 0oC sao cho ở bất kì nhiệt độ nào thanh thép cũng dài hơn thanh đồng 5 cm. Cho hệ số nở dài của thép và đồng lần lượt là α1=1,2.10-5 K-1 và α2=1,7.10-5 K-1. Chiều dài thanh thép và thanh đồng lần lượt là:
- A. 15 cm; 10 cm.
- B. 12 cm; 17 cm.
- C. 17 cm; 12 cm.
- D. 10 cm; 15 cm.
=> Kiến thức Giải bài 36 vật lí 10: Sự nở vì nhiệt của vật rắn sgk vật lí 10 trang 194
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 24: Công và công suất
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 1: Chuyển động cơ
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 4: Các định luật bảo toàn (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 4: Sự rơi tự do
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 27: Cơ năng