Trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P5)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ:
- A. Ôm kế và đồng hồ đo thời gian.
- B. Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.
- C. Vôn kê, cặp nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian.
- D. Vôn kê, ampe kế, đồng hồ đo thời gian.
Câu 2: Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:
- A. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.
- B. Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.
- C. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.
- D. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.
Câu 3: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 65 (μV/K) được đặt trong không khí ở 20
- A. E = 13,00mV.
- B. E = 13,58mV.
- C. E = 13,98mV.
- D. E = 13,78mV.
Câu 4: Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào
- A. nhiệt độ của kim loại.
- B. bản chất của kim loại.
- C. kích thước của vật dẫn kim loại.
- D. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại.
Câu 5: Người ta cần một điện trở 100 Ω bằng một dây nicrom có đường kính 0,4 mm. Điện trở suất nicrom ρ = 110.10
- A. 8,9 m.
- B. 10,05 m.
- C. 11,4 m.
- D. 12,6 m.
Câu 6: Khi nói về tính chất dẫn điện của kim loại, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Kim loại là chất dẫn điện
- B. Kim loại có điện trở suất lớn, lớn hơn 107 Ωm
- C. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ
- D. Cường độ dòng điện chạy qua dây kim loại tuân theo định luật Ôm khi nhiệt độ của dây kim loại thay đổi không đáng kể
Câu 7: Biết suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện có một đầu được nhúng vào nước đá đang tan và một đầu vào hơi nước sôi là 4,5.10
- A. 45.10
V/K - B. 4,5.10
V/K - C. 45.10
V/K - D. 4,5.10
V/K
Câu 8: Người ta cần một điện trở 100 Ω bằng một dây nicrom có đường kính 0,4 mm. Điện trở suất nicrom ρ = 110.10
- A. 8,9 m
- B. 10,05 m
- C. 11,4 m
- D. 12,6 m
Câu 9: Chọn phát biểu đúng khi nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn
- A. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn luôn bao gồm cả electron dẫn và lỗ trống
- B. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại p chỉ là chỗ trống
- C. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại n chỉ là electron
- D. Cả hai loại hạt tải điện gồm electron dẫn và lỗ trống đều mang điện âm
Câu 10: Một dòng điện không đổi đi qua một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 10m, tiết diện 0,5mm
- A. 3,5.10
- B. 80.10
- C. 35.10
- D. 80.10
Câu 11: Hạt tải điện trong chất bán dẫn là
- A. ion dương và ion âm
- B. electron và ion dương
- C. electron và ion âm
- D. electron và lỗ trống
Câu 12: Một bộ nguồn điện gồm 30 pin mắc thành ba nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song; mỗi pin có suất điện động E0 và điện trở trong r = 0,6Ω. Mắc một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở R = 205Ω vào hai cực của bộ nguồn nói trên. Biết anot của bình điện phân bằng đồng và sau 50 phút có 0,013g đồng bám vào catot. Suất điện động E0 bằng
- A. 9V
- B. 30V
- C. 0,9V
- D. 27V
Câu 13: Một thỏi đồng khối lượng 176 g được kéo thành dây dẫn có tiết diện tròn, điện trở dây dẫn bằng 32Ω. Tính chiều dài và đường kính tiết diện của dây dẫn. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,8.103 kg/m
- A. l =100 m; d = 0,72 mm
- B. l = 200 m; d = 0,36 mm
- C. l = 200 m; d = 0,18 mm
- D. l = 250 m; d = 0,72 mm
Câu 14: Trong các dung dịch điện phân điện phân, các ion mang điện tích âm là
- A. gốc axit và ion kim loại
- B. gốc axit và gốc bazơ
- C. ion kim loại và bazơ
- D. chỉ có gốc bazơ
Câu 15: Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm:
- A. một lớp tiếp xúc p – n.
- B. hai lớp tiếp xúc p – n.
- C. ba lớp tiếp xúc p – n.
- D. bốn lớp tiếp xúc p – n.
Câu 16: Để mạ đồng hai mặt của một tấm sắt có diện tích mỗi mặt là 25cm
- A.10,56cm
- B. 0,28cm
- C. 2,8cm
- D. 0,28cm
Câu 17: Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế trong quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí, điều nào dưới đây là sai ?
- A. Khi U nhỏ, I tăng theo U
- B. Khi U đủ lớn, I đạt giá trị bão hòa
- C. U quá lớn, thì I tăng nhanh theo U
- D. Với mọi giá trị của U, thì I tăng tỉ lệ thuận
Câu 18: Chọn một đáp án sai
- A. Sự dẫn điện của chất khí là tự lực nếu nó có thể xảy ra và duy trì khi đốt nóng mạnh chất khí, và duy trì tác nhân
- B. Sự dẫn điện của chất khí là tự lực nếu nó có thể xảy ra và duy trì khi đốt nóng mạnh chất khí, rồi ngừng tác nhân
- C. chất khí phóng điện tự lực khi có tác dụng của điện trường đủ mạnh ion hóa khí, tách phân tử khí thành ion dương và electron tự do
- D. Trong quá trình phóng điện thành tia, ngoài sự ion hóa do va chạm còn có sự ion hóa do tác dụng của bức xạ có trong tia lửa điện
Câu 19: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 65 (V/K) được đặt trong không khí ở 20
- A. E = 13,00mV.
- B. E = 13,58mV.
- C. E = 13,98mV.
- D. E = 13,78mV.
Câu 20: Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8 (Ω), được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9 (V), điện trở trong r =1 (Ω). Khối lượng Cu bám vào catốt trong thời gian 5 h có giá trị là:
- A. 5 (g).
- B. 10,5 (g).
- C. 5,97 (g).
- D. 11,94 (g).
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 11 Bài tập cuối chương VI
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 10: Đoạn mạch chứa nguồn điện. Ghép các nguồn điện thành bộ (P2)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 31: Mắt (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 5: Cảm ứng điện từ (P2)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 32: Kính lúp (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 11 Bài tập cuối chương III
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 23: Từ thông – Cảm ứng điện từ (P1)