Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì II (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Kết luận nào sau đây là không đúng?

  • A. Luôn có lực từ tác dụng lên tất cả các cạnh của khung
  • B. Lực từ tác dụng lên các cạnh của khung khi mặt phẳng khung dây không song song với đường sức từ
  • C. Khi mặt phẳng khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì khung dây ở trạng thái cân bằng
  • D. Mômen ngẫu lực từ có tác dụng làm quay khung dây về trạng thái cân bằng bền

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.
  • B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.
  • C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

Câu 3: Từ thông phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây ?

  • A. Điện trở suất dây dẫn làm khung.
  • B. Đường kính dây dẫn làm khung.
  • C. Hình dạng và kích thước của khung dây dẫn.
  • D. Điện trở của dây dẫn.

Câu 4: Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó là 3. N. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường là

  • A. 0,4 T.
  • B. 0,6 T.
  • C. 0,8 T.
  • D. 1,2 T.

Câu 5: Số phóng đại ảnh qua một thấu kính có giá trị dương tương ứng với ảnh:

  • A. thật
  • B. cùng chiều với vật
  • C. lớn hơn vật
  • D. ngược chiều với vật

Câu 6: Hai dây dẫn thẳng, song song, dây l được giữ cố định, dây 2 có thể dịch chuyển. Dây 2 sẽ dịch chuyển về phía dây l khi

  • A. có hai dòng điện ngược chiều chạy qua.
  • B. chỉ có dòng điện mạnh chạy qua dây l.
  • C. có hai dòng điện cùng chiều chạy qua.
  • D. dòng điện chạy qua dây 2 lớn hơn dòng điện chạy qua dây l.

Câu 7: Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Khi giảm cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ừng từ lên 4 lần thì mômen lực từ tác dụng lên khung dây sẽ:

  • A. không đổi
  • B. tăng 2 lần
  • C. tăng 4 lần
  • D. giảm 2 lần

Câu 8: Vật sáng AB đặt trước TKHT có tiêu cự 12cm cho ảnh thật cách AB 75cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là:

  • A. 60cm
  • B. 15cm
  • C. 20cm
  • D. 60cm và 15cm

Câu 9: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:

  • A. vặn đinh ốc 1.
  • B. vặn đinh ốc 2.
  • C. bàn tay trái.
  • D. bàn tay phải.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
  • B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
  • C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
  • D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ.

Câu 11: Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8. m/s thì lực Lorenxo tác dụng lên hạt có giá trị F1 = 2.$10^{-6}$ N, nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107 m/s thì lực Lorenxo tác dụng lên hạt có giá trị là

  • A. 2. N.
  • B. 3. N.
  • C. 4. N.
  • D. 5. N.

Câu 12: Dòng điện Pu-cô là

  • A. dòng điện chạy trong khối vật dẫn đặt đứng yên trong từ trường đều.
  • B. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên.
  • C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường.
  • D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện.

Câu 13: Một người mắt bình thường có tiêu cự biến thiên từ 14mm đến fmax. Biết khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 15mm. Tìm khoảng cực cận của mắt và độ biến thiên độ tụ của mắt khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa.

  • A. OCc = 200mm, ΔD = 4,67 dp
  • B. OCc = 200mm, ΔD = 4,76 dp
  • C. OCc = 210mm, ΔD = 4,67 dp
  • D. OCc = 210mm, ΔD = 4,76 dp

Câu 14: Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Khi giảm cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ừng từ lên 4 lần thì mômen lực từ tác dụng lên khung dây sẽ:

  • A. không đổi
  • B. tăng 2 lần
  • C. tăng 4 lần
  • D. giảm 2 lần

Câu 15: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 14 cm trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây cùng chiều và có cùng cường độ là 1,25 A. Tại điểm cách mỗi dây 25 cm vecto cảm ứng từ

  • A. song song với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 1,92. T.
  • B. song song với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 5,6. T.
  • C. vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 1,92. T.
  • D. vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây và có độ lớn là 5,6. T.

Câu 16: Một cuộn dây phẳng, có 100 vòng, bán kính 0,1m. Cuộn dây đặt trong từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Nếu cho cảm ứng từ tăng đều đặn từ 0,2 T lên gấp đôi trong thời gian 0,1s. Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây sẽ có độ lớn ?

  • A. 0,628 V.
  • B. 6,29 V.
  • C. 1,256 V.
  • D. Một giá trị khác

Câu 17: Mắt bị tật cận thị

  • A. Có tiêu điểm ảnh F’ ở sau võng mạc.
  • B. Nhìn vật ở xa phải điều tiết mới thấy rõ.
  • C. Phải đeo kính sát mắt mới thấy rõ.
  • D. Có điểm cực viễn cách mắt khoảng 2m trở lại.

Câu 18: Chọn câu sai ?

  • A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
  • B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
  • C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
  • D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường

Câu 19: Một thanh dẫn điện, dài 50cm, chuyển động trong từ trường đều, cảm ứng từ B = 0,4 T, vectơ vận tốc vuông góc với thanh và có độ lớn v = 20 m/s.Vectơ cảm ứng từ vuông góc với thanh và tạo với vectơ vận tốc một góc α = 30°. Hiệu điện thế giữa hai đầu C, D của thanh là bao nhiêu ? Điện thế đầu nào cao hơn ?

  • A. U = 0,2V, Điện thế ở C cao hơn ở D.
  • B. U = 2V. Điện thế ở D cao hơn ở C.
  • C. U = 0,2V. Điện thế ở D cao hơn ở C.
  • D. U = 0,4 V. Điện thế ở C cao hơn ở D.

Câu 20: Một tia sáng truyền từ môi trường 1 sang môi trường 2 với góc tới và góc khúc xạ lần lượt là 45o và 30o. Kết luận nào dưới đây không đúng?

  • A. Môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1.
  • B. Phương của tia khúc xạ và phương của tia tới hợp nhau một góc 15o.
  • C. Luôn có tia khúc xạ với mọi góc tới.
  • D. Môi trường 1 chiết quang hơn môi trường 2.

Câu 21: Một khung dây hình chữ nhật ABCD gồm 20 vòng cạnh 5 cm và 4 cm. Khung đặt trong từ trường đều B = 3.10−3 T, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung 60° quanh cạnh AB, độ biến thiên từ thông qua khung bằng

  • A. -60.10−6 Wb.
  • B. -45.10−6 Wb.
  • C. 54.10−6 Wb.
  • D. -56.10−6 Wb.

Câu 22: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì

  • A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần.
  • B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
  • C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất.
  • D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 23: Một tia sáng đi từ thuỷ tinh đến mặt phân cách với nước. Biết chiết suất của thuỷ tinh là √3, chiết suất của nước là 4/3. Góc giới hạn phản xạ toàn phần bằng

  • A. 50o20’
  • B. 62o44’
  • C. 65o48’
  • D. 48o35’

Câu 24: Đặt một thước dài 70 cm theo phương thẳng đứng vuông góc với đáy bể nước nằm ngang rộng (một đầu của thước chạm đáy bể). Chiều cao của nước trong bể là 40cm và chiết suất là 4/3. Nếu các tia sáng mặt trời tới nước dưới góc tới i (sini = 0,8) thì bóng của thước dưới đáy bể là

  • A. 50 cm.
  • B. 60 cm.
  • C. 70 cm.
  • D. 80 cm.

Câu 25: Một cái cột cắm thẳng đứng chạm đáy một bể rộng đựng nước. Phần cột nhô lên mặt nước là 0,6 m, bóng phần cột nhô lên này hiện lên trên mặt nước là 0,8 m. Bóng của cột hiên ở lên đáy bể là 1,7 m. Chiết suất của nước là 4/3. Chiều sâu của bể nước là

  • A. 1,2 m.
  • B. 1,5 m.
  • C. 2,5 m.
  • D. 1,4 m.

Câu 26: Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Khi có phản xạ toàn phần thì hầu như toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường chứa chùm ánh sáng tới.
  • B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn.
  • C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần
  • D. Góc giới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất giữa môi trường chiết quang kém với môi trường chiết quang hơn.

Câu 27: Một người nhìn hòn sỏi nằm dưới đáy bể chứa nước theo phương gần vuông góc với mặt chất lỏng. Đặt viên sỏi ở đáy bể, khi độ cao của nước trong bể là d1 và d2 = 2d1 thì ảnh của chúng quan sát được cách mặt thoáng của chất lỏng tương ứng là h1 và h2 và cách xa nhau 15cm. Biết chiết suất của nước là 4/3. Khoảng cách từ ảnh của viên sỏi đến đáy bể trong trường hợp độ sâu của nước là d1 và d2 lần lượt là

  • A. 5cm và 10cm
  • B. 10cm và 5cm
  • C. 15cm và 30cm
  • D. 7,5cm và 15cm

Câu 28: Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là

  • A. tam giác đều.
  • B. tam giác cân.
  • C. tam giác vuông.
  • D. tam giác vuông cân.

Câu 29: Đặt một vật phẳng AB vuông góc với trục chính của một TKHT một khoảng 20cm.Nhìn qua TK ta thấy có một ảnh cùng chiều với AB cao gấp 2 lần AB. Tiêu cự của TK có giá trị:

  • A. 20cm
  • B. 40cm
  • C. 45cm
  • D. 60cm

Câu 30: Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L = 72cm. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau a = 48cm. Tìm f

  • A. 20cm.
  • B. 30cm.
  • C. 10cm.
  • D. 45cm

Câu 31: Một người nhìn xuống đáy một dòng suối thì thấy hòn sỏi cách mặt nước 80cm. Như vậy độ sâu thực của dòng suối:

  • A. h=80cm
  • B. h>80cm
  • C. h<80cm
  • D. h=80cm khi người này nhìn theo phương vuông góc mặt nước

Câu 32: Vật sáng AB đặt ở hai vị trí cách nhau đoạn a qua thấu kính tiêu cự f = 10cm đều cho ảnh cao gấp 5 lần vật. Đoạn a bằng

  • A. 4cm
  • B. 5cm
  • C. 8cm
  • D. 32cm

Câu 33: Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều là dương khi góc hợp bởi đường sức từ và pháp tuyến đối với S

  • A. là góc tù
  • B. là góc nhọn
  • C. bằng π
  • D.bằng π/2

Câu 34: Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính
  • B. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính
  • C. Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục hoành
  • D. Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính.

Câu 35: Từ thông qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1s từ thông tăng từ 0,6 Wb đến 1,6 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng

  • A. 6V
  • B. 10V
  • C. 16V
  • D. 22V

Câu 36: Định luật Len-xơ cho phép ta xác định

  • A. độ biến đổi từ thông qua mạch
  • B. độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch
  • C. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch
  • D. độ lớn dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch

Câu 37: Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?

  • A. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
  • B. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
  • C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
  • D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

Câu 38: Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy hình ảnh của nó dường như cách mặt nước một khoảng 1,2m, chiết suất của nước là n=4/3. Độ sâu của bể là:

  • A. h=90cm
  • B. h=10dm
  • C. h=16dm
  • D. h=1,8m

Câu 39: Số bội giác của kính lúp hoặc kính hiển vi phụ thuộc khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ của người quan sát, còn với kính thiên văn hoặc ống nhòm thì không phụ thuộc vào Đ vì

  • A. Vật quan sát ở rất xa, coi như xa vô cùng
  • B. Công thức lạp được cho trường hợp ảnh cuối cùng ở xa vô cùng
  • C. Công thức về số bội giác thu được với kính thiên văn chỉ là gần đúng
  • D. Đó là tính chất đặc biệt của dụng cụ quang

Câu 40: Một bản mặt song song có bề dày 10cm, chiết suất 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới 45 khi đó tia ló khỏi bản sẽ

  • A. hợp với tia tới một góc 45
  • B. vuông góc với tia tới
  • C. song song với tia tới
  • D. vuông góc với mặt bản song song
Xem đáp án
  • 21 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021