Trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì:
- A. Có sự khuếch tán electron từ chất có nhiều electron hơn sang chất có ít electron hơn.
- B. Có sự khuếch tán iôn từ kim loại này sang kim loại kia.
- C. Có sự khuếch tán eletron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.
- D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 2: Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở 50oC, có điện trở suất α = 4,1.10K$^{-1}$. Điện trở của sợi dây đó ở 100$^{o}$ C là:
- A. 86,6Ω
- B. 89,2Ω
- C. 95Ω
- D. 82Ω
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
- B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
- C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
- D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
Câu 4: Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở 50C, có điện trở suất α = 4,1.10$^{-3}$K$^{-1}$. Điện trở của sợi dây đó ở 100C là:
- A. 86,6Ω
- B. 89,2Ω
- C. 95Ω
- D. 82Ω
Câu 5: Chọn phát biểu sai.
- A. Kim loại là chất dẫn điện tốt.
- B. Dòng điện trong kim loại luôn tuân theo định luật Ôm
- C. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt
- D. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ
Câu 6: Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do
- A. sự tăng nhiệt độ của chất điện phân
- B. sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực
- C. sự phân ly các phân tử chất tan trong dung môi
- D. sự trao đổi electron với các điện cực
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của các chất bán dẫn?
- A. Điện trở suất của bán dẫn siêu tinh khiết ở nhiệt độ thấp có giá trị rất lớn
- B. Điện trở suất của chất bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị dương.
- C. Điện trở suất của bán dẫn giảm nhanh khi đưa thêm vào một lượng nhỏ tạp chất (10 % đến 10$^{-3}$%) vào trong bán dẫn.
- D. Điện trở suất của chất bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị âm
Câu 8: Một sợi dây bằng nhôm có điện trở 120Ω ở nhiệt độ 20C, điện trở của sợi dây đó ở 179C là 204Ω. Điện trở suất của nhôm là:
- A. 4,8.10 K$^{-1}$.
- B. 4,4.10 K$^{-1}$
- C. 4,3.10 K$^{-1}$
- D. 4,1.10 K$^{-1}$
Câu 9: Một bình điện phân chứa dung dịch muối niken với hai điện cực bằng niken. Biết đương lượng điện hoá của niken là 0,3.10g/C và khối lượng niken bám vào catot trong 1 giờ khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua bình này là 5,4g. Cường độ dòng điện chạy qua bình bằng
- A. 0,5A
- B. 5A
- C. 15A
- D. 1,5A
Câu 10: Khi chiều dài của khối kim loại đồng chất tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở suất của kim loại đó
- A. tăng 2 lần.
- B. giảm 2 lần.
- C. không đổi.
- D. chưa đủ dự kiện để xác định.
Câu 11: Một cặp nhiệt điện đồng-constantan có hệ số nhiệt điện động là 42,5μV/K được nối với một milivon kế thành một mạch kín. Một mối hàn của cặp nhiệt điện được giũ trong không khí ở 25C, mối hàn còn lại được nhúng vào khối thiếc đang nóng chảy. Khi đó milivon kế chỉ 9 mV. Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là
- A. 509C
- B. 512C
- C. 885C
- D. 300C
Câu 12: Để tạo ra chất bán dẫn loại n, người ta pha thêm tạp chất, cách pha tạp chất đúng là
- A. Ge + As
- B. Ge + In
- C. Ge + S
- D. Ge + Pb
Câu 13: Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4 ) có anot bằng đồng. Biết khối lượng mol nguyên tử của đồng (Cu) là A = 63,5g/mol và hoá trị n = 2. Nếu cường độ dòng điện chạy qua bình này là 1,93A thì trong 0,5 giờ, khối lượng của catot tăng thêm là
- A. 11,43g
- B. 11430g
- C. 1,143g
- D. 0,1143g
Câu 14: Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế, nhận xét nào sau đây là sai ?
- A. Khi tăng dần hiệu điện thế từ giá trị 0 đến Uc sự phóng điện chỉ xảy ra khi có tác nhân ion hóa, đó là sự phóng điện không tự lực
- B. Khi Uc ≥ U ≥ Ub , cường độ dòng điện đạt giá trị bão hòa dù U có tăng
- C. Khi U > Uc thì cường độ dòng điện giảm đột ngột
- D. Đường đặc tuyến vôn – ampe không phải là đường thẳng
Câu 15: Ở nhiệt độ 25C, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 20 V, cường độ dòng điện là 8 A. Khi đèn sáng bình thường, cường độ dòng điện vẫn là 8 A, nhiệt độ của bóng đèn khi đó là 2644C. Hỏi hiệu điện thế hai đầu bóng đèn lúc đó là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của dây tóc bóng đèn là 4,2.10$^{-3}$ K$^{-1}$.
- A. 240 V.
- B. 300 V.
- C. 250 V.
- D. 200 V.
Câu 16: Khi lớp tiếp xúc p-n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng:
- A. Tăng cường sự khuếch tán của các không hạt cơ bản.
- B. Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
- C. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
- D. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
Câu 17: Chọn phát biểu đúng.
Một sợi dây đòng có điện trở 70Ω ở nhiệt độ 20C. Điện trở của dây đó ở nhiệt độ 40C sẽ
- A. vẫn là 70Ω
- B. nhỏ hơn 70Ω
- C. lớn hơn 70Ω
- D. lớn hơn gấp hai lần 70Ω
Câu 18: Sự phóng điện thành miền của chất khí xảy ra trong các điều kiện nào ?
- A. Áp suất cao cỡ chục atm; hiệu điện thế thấp cỡ chục vôn
- B. Áp suất ở đktc, hiệu điện thế cao cỡ kilôvôn
- C. Áp suất thấp dưới 1 mmHg, hiệu điện thế cỡ trăm vôn
- D. Áp suất cao cỡ hàng chục atm; hiệu điện thế cao cỡ kilôvôn
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng ? Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì
- A. có sự khuếch tán electron từ chất có nhiều electron hơn sang chất có ít electron hơn.
- B. có sự khuếch tán iôn từ kim loại này sang kim loại kia.
- C. có sự khuếch tán eletron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.
- D. không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 20: Một dây kim loại dài 1 m, tiết diện 1,5 mm có điện trở 0,3 Ω. Giá trị điện trở của một dây cùng chất dài 4 m, tiết diện 0,5 mm là
- A. 0,1 Ω.
- B. 0,25 Ω.
- C. 3,6 Ω.
- D. 4 Ω.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 31: Mắt (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 2: Dòng điện không đổi (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 chương 6 Ôn tập kiến thức môn Vật lý lớp 11 chương 6
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 2: Dòng điện không đổi (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 6: Tụ điện (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 2: Dòng điện không đổi (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 11 Đề kiểm tra học kì II