Trắc nghiệm vật lý 11 bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 11 bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau (|q1|=|q2|), khi đưa chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng thì chúng

  • A. hút nhau
  • B. đẩy nhau
  • C. có thể hút hoặc đẩy nhau
  • D. không tương tác nhau

Câu 2: Phát biểu nào sau dây là không đúng?

  • A. Hạt electron là hạt có điện tích âm có độ lớn C.
  • B. Hạt electron là hạt có khối lượng kg
  • C. Nguyên tử có thê mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành iôn.
  • D. Êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
  • B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.
  • C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.
  • D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điệ

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều diện tích tự do.
  • B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
  • C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
  • D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít diện tích tự do.

Câu 5: Trong các chất sau đây: I. Thủy tinh; II: Kim Cương; III. Dung dịch bazơ; IV. Nước mưa. Những chất điện môi là:

  • A. I và II
  • B. III và IV
  • C. I và IV
  • D. II và III

Câu 6: Trong các chất nhiễm điện : I. Do cọ sát; II. Do tiếp xúc; II. Do hưởng ứng. NHững cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:

  • A. I và II
  • B. III và II
  • C. I và III
  • D. Chỉ có III

Câu 7: Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác
  • B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton
  • C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương
  • D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương

Câu 8: Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện

I. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

II. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

III. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

IV. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

  • A. I và III
  • B. III và IV
  • C. II và IV
  • D. I và IV

Câu 9: Tìm kết luận không đúng

  • A. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn
  • B. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, khác độ lớn
  • C. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì nó sẽ bị nhiễm điện âm
  • D. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương nó sẽ bị nhiễm điện dương

Câu 10: Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:

  • A. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có cùng độ lớn là |q1 + q2|
  • B. Hai quả cầu cùng mang điện tích âm có cùng độ lớn là |q1 + q2|
  • C. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là
  • D. Hai quả cầu cùng mang điện tích âm có độ lớn là

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, êlectron luôn dịch chuyên từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
  • B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, êlectron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
  • C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
  • D. Sau khi nhiễm diện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.

Câu 12: Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

  • A. Hai quả cầu đẩy nhau.
  • B. Hai quả cầu hút nhau.
  • C. Không hút mà cũng không đẩy nhau.
  • D. Hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Câu 13: Trong các chất sau đây:

I. Dung dịch muối NaCl; II. Sứ; III. Nước nguyên chất; IV. Than chì.

Những chất điện dẫn là:

  • A. I và II
  • B. III và IV
  • C. I và IV
  • D. II và III.

Câu 14: Phát biết nào sau đây là không đúng

  • A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.
  • B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
  • C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
  • D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.
  • B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.
  • C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
  • D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).
  • B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).
  • C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.
  • D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

Câu 17: Trong các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi

  • A. I
  • B. II
  • C. III
  • D. cả 3 cách

Câu 18: Hai quả cầu kim loại giống nhau mang các điện tích q1 và q2 với |q1|=|q2|, đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra thì mỗi quả cầu mang điện tích

  • A. q=2q1
  • B. q=0
  • C. q=q1
  • D. q=q1/2

Câu 19: Chọn câu đúng

  • A. Có thể cọ xát hai vật cùng loại với nhau để được hai vật tích điện trái dấu
  • B. Nguyên nhân của sự nhiễm điện do cọ xát là các vật bị nóng lên do cọ xát
  • C. Cọ thước nhựa vào mảnh dạ thì mảnh dạ cũng tích điện
  • D. vật tích điện chỉ hút được vật cách điện như giấy, không hút kim loại

Câu 20: Ba quả cầu bằng kim loại A, B, C đặt trên 3 giá cách điện riêng rẽ. Tích điện dương cho quả cầu A. Trường hợp nào sau đây thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.

  • A. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi cho quả cầu A chạm vào quả cầu B, sau đó tách quả cầu A ra.
  • B. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C , rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu B, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.
  • C. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu C, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.
  • D. Không có Phương án nào khả thi vì quả cầu A ban đầu được tích điện dương.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 2 vật lí 11: Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích


  • 41 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021