Giải bài 2 vật lí 11: Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích
Trong SGK hóa học lớp 10, chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo của nguyên tử. Nhìn từ góc độ vật lí nguyên tử có đặc điểm gì khác không? Ở bài học này, KhoaHoc sẽ giới thiệu cho bạn đọc về thuyết êlectron, định luật bảo toàn điện tích. Hi vọng bài học này sẽ giúp các bạn nắm chắc nội dung bài học và có thể vận dụng vào giải bài tập.
A. Lý thuyết
I. Thuyết êlectron
1. Cấu tạo nguyên tử
Cấu tạo nguyên tử:
- Hạt nhân: mang điện tích dương, nằm ở trung tâm. Hạt nhân bao gồm:
- proton: mang điện tích dương, điện tích của proton là: (C), khối lượng $m_{p} = 1,67.10^{-27}$ (kg).
- notron: không mang điện, khối lượng .
- Electron: mang điện tích âm chuyển động hỗn độn xung quanh hạt nhân. Điện tích của electron: (C), khối lượng $m_{e} = 9,1.10^{-31}$ (kg).
Bình thường, các nguyên tử trung hòa về điện do số electron quay xung quanh hạt nhân bằng số proton.
Điện tích nguyên tố (âm hoặc dương): là điện tích nhỏ nhất mà ta có được, chính là điện tích của electron hoặc proton. Trên thực tế, điện tích nhỏ nhất mà ta có được không phải là electron hay proton nhưng do chương trình Vật lí phổ thông chỉ xét đến proton, electron nên ta coi đó là điện tích nguyên tố.
2. Thuyết electron
Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật.
Nội dung
Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển tử nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.
Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm một electron để tạo thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.
- Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương (proton). Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.
Sự cư trú và di chuyển của các electron tạo nên các hiện tượng về điện và tính chất điện muôn màu muôn vẻ của tự nhiên.
3. Vật (chất) dẫn điện, vật (chất) cách điện
Điện tích tự do: là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.
Vật dẫn điện: là vật có chứa nhiều điện tích tự do
Vật cách điện: là vật không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do.
4. Sự nhiễm điện
Nhiễm điện do tiếp xúc: xảy ra khi cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật bị nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện.
Nhiễm điện do hưởng ứng: xảy ra khi đưa một đầu quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hòa về điện ta thấy đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương. Nếu đưa quả cầu A ra xa thì thanh MN lại trung hòa về điện.
II. Định luật bảo toàn điện tích
Hệ cô lập: hệ không có trao đổi điện tích với các vật ngoài hệ.
Nội dung định luật: Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: SGK trang 14:
Trình bày nội dung thuyết êlectron.
Câu 2: SGK trang 14:
Giải thích hiện tượng nhiễm điện âm của một quả cầu kim loại do tiếp xúc bằng thuyết electron.
Câu 3: SGK trang 14:
Trình bày hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng và giải thích nó bằng thuyết electron.
Câu 4: SGK trang 14:
Phát biểu định luật bảo toàn điện tích và vận dụng để giải thích hiện tượng xảy ra khi chi một quả cầu tích điện dương tiếp xúc với một quả cầu tích điện âm.
Câu 5: SGK trang 14:
Chọn câu đúng.
Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì
A. M tiếp tục bị hút dính vào Q.
B. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q.
C. M rời Q về vị trí thẳng đứng.
D. M bị đẩy lệch về phía bên kia.
Câu 6: SGK trang 14:
Đưa gần một quả cầu Q điện tích dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN (Hình 2.4).
Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I, trung điểm của MN?
A. Điện tích ở M và N không thay đổi.
B. Điện tích ở M và N mất hết.
C. Điện tích ở M còn, ở N mất.
D. Điện tích ở M mất, ở N còn.
Câu 7: SGK trang 14:
Hãy giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh.
=> Trắc nghiệm vật lý 11 bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 3 bài 34: Kính thiên văn sgk Vật lí 11 trang 216
- Tụ điện là gì? Tụ điện phẳng có cấu tạo như thế nào?
- Giải bài 26 vật lí 11: Khúc xạ ánh sáng
- Giải bài 5 vật lí 11: Điện thế. Hiệu điện thế
- Điện trở trong của một acquy là 0,06 $\Omega $ trên vỏ của nó ghi là 12 V. Mắc vào hai cực của nó một bóng đèn ghi 12V – 5W.
- Giải câu 4 bài 34: Kính thiên văn sgk Vật lí 11 trang 216
- Giải câu 1 bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính sgk Vật lí 11 trang 195
- Giải câu 10 bài 29: Thấu kính mỏng sgk Vật lí 11 trang 190
- Một bóng đèn 220 V – 100 W khi sáng bình thường thì nhiệt độ của dây tóc đèn là 20000C. Xác định điện trở của đèn khi thắp sáng và khi không thắp sáng,
- Giải câu 2 bài 34: Kính thiên văn sgk Vật lí 11 trang 216
- Người ta gọi silic là chất bán dẫn vì
- Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220 V – 1000 W.