Trắc nghiệm vật lí 11 chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn phát biểu sai. Để ảnh của vật hiện ra tại điểm vàng V thì vật phải đặt tại.

  • A. Tại CV khi mắt không điều tiết.
  • B. Tại CC khi mắt điều tiết tối đa.
  • C. Tại một điểm trong khoảng CCCV khi mắt điều tiết thích hợp.
  • D. Tại CC khi mắt không điều tiết.

Câu 2: Một người khi không đeo kính nhìn rõ các vật cách mắt từ 40cm đến 1m. Người này mắc tật là.

  • A. Viễn thị lúc già.
  • B. Cận thị lúc già.
  • C. Cận thị lúc trẻ.
  • D. Viễn thị lúc trẻ.

Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về cấu tạo và các đặc điểm của mắt

  • A. Về phương diện quang hình học, mắt giống như một máy ảnh.
  • B. Thuỷ tinh thể của mắt tương tự như vật kính của máy ảnh tức không thể thay đổi được tiêu cự.
  • C. Bất kì mắt nào (mắt bình thường hay bị tật cận thị hay viễn thị) đều có hai điểm đặc trưng gọi là điểm cực cận và điểm cực viễn.
  • D. A, và C đều đúng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A. Giới hạn nhìn rõ của mắt không có tật là từ điểm cực cận đến vô cực
  • B. Giới hạn nhìn rõ của mắt viễn thị không đeo kính là từ điểm cực cận đến vô cực
  • C. Điểm cực cận của mắt viễn thị gần hơn điểm cực cận của mắt cận thị
  • D. Điểm cực cận của mắt viễn thị xa hơn điểm cực cận của mắt cận thị

Câu 5: Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính bằng nửa khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh

  • A. ảo, bằng hai lần vật.
  • B. ảo, bằng vật.
  • C. ảo, bằng nửa vật.
  • D. ảo, bằng bốn lần vật.

Câu 6: Tìm phát biểu sai về thấu kính hội tụ:

  • A. Một tia sáng qua thấu kính hội tụ khúc xạ, ló ra sau thấu kính sẽ cắt quang trục chính.
  • B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
  • C. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (trong OF) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
  • D. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính.

Câu 7: Khi một người mắt tốt quan trong trạng thái không điều tiết một vật ở rất xa qua kính thiên văn, nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng tổng tiêu cự hai kính;
  • B. Ảnh qua vật kính nằm đúng tại tiêu điểm vật của thị kính;
  • C. Tiêu điểm ảnh của thị kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính;
  • D. Ảnh của hệ kính nằm ở tiêu điểm vật của vật kính.

Câu 8: Bộ phận tụ sáng của kính hiển vi có chức năng

  • A. tạo ra một ảnh thật lớn hơn vật cần quan sát.
  • B. chiếu sáng cho vật cần quan sát.
  • C. quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như kính lúp.
  • D. đảo chiều ảnh tạo bởi thị kính.

Câu 9: Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi

  • A. hai mặt cầu lồi.
  • B. hai mặt phẳng.
  • C. hai mặt cầu lõm.
  • D. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.

Câu 10: Số phóng đại ảnh qua một thấu kính có độ lớn nhỏ hơn 1 tương ứng với ảnh:

  • A. thật
  • B. cùng chiều với vật
  • C. nhỏ hơn vật
  • D. ngược chiều với vật

Câu 11: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15cm và giới hạn nhìn rõ là 35cm. Độ tụ của kính phải đeo sát mắt là

  • A. D = 2điốp
  • B. D = - 2điốp
  • C. D = 1,5điốp
  • D. D = -0,5điốp

Câu 12: Một mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 40cm. Để đọc được trang sách cách mắt 25cm, mắt phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu biết kính đeo cách mắt 1 cm

  • A. 1,5dp
  • B. 1dp
  • C. 1,603dp
  • D. 2dp

Câu 13: Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40 cm. Nếu người ấy đeo kính có độ tụ +1 dp thì sẽ nhìn thấy vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

  • A. 25 cm
  • B. 20 cm
  • C. 30 cm
  • D. ≈28,6 cm

Câu 14: Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L = 90cm. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn có độ cao lần lượt là A1B1 = 8cm và A2B2 = 2cm. Tính độ cao AB

  • A. 6cm.
  • B. 3cm.
  • C. 4cm.
  • D. 2cm

Câu 15: Vật AB đặt cách mắt 5m. Hãy xác định độ cao tối thiểu của vật AB để mắt phân biệt được hai điểm A, B. Biết năng suất phân li của mắt là 3.10 rad

  • A. 2,5mm
  • B. 2mm
  • C. 1,5mm
  • D. 1mm

Câu 16: Đặt vật AB = 2 (cm) thẳng góc trục chính thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 (cm), cách thấu kính một khoảng d = 12 (cm) thì ta thu được :

  • A. ảnh thật A’B’, cao 2cm
  • B. ảnh ảo A’B’, cao 2cm.
  • C. ảnh ảo A’B’, cao 1 cm
  • D. ảnh thật A’B’, cao 1 cm.

Câu 17: Đặt vật trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm, cách thấu kính một khoảng d = 8cm thì ta thu được

  • A. ảnh ảo A’B’, cách thấu kính - 24cm.
  • B. ảnh ảo A’B’, cách thấu kính 20cm.
  • C. ảnh ảo A’B’, cách thấu kính 24cm.
  • D. ảnh ảo A’B’, cách thấu kính -20cm.

Câu 18: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 25cm. Màn đặt cách AB 180cm. Để ảnh rõ nét trên màn thì vị trí của vật cách thấu kính là:

  • A. 30cm
  • B. 120cm
  • C. 150cm
  • D. 30cm hoặc 150cm

Câu 19: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ, có f = -10cm, qua thấu kính cho ảnh A’B’ cao bằng AB. Ảnh A'B' là

  • A. ảnh thật, cách thấu kính 10cm.
  • B. ảnh ảo, cách thấu kính 5cm.
  • C. ảnh ảo, cách thấu kính 10cm.
  • D.ảnh ảo, cách thấu kính 7cm

Câu 20: Một người mắt không có tật quan sát vật ở rất xa qua một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 6 cm, thị kính có tiêu cự 90 cm trong trạng thái không điều tiết thì độ bội giác của ảnh là

  • A. 15.
  • B. 540.
  • C. 96.
  • D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Xem đáp án
  • 13 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021