Trắc nghiệm vật lý 11 Bài tập cuối chương II
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 11 Bài tập cuối chương II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1. Cho mạch điện như hình vẽ. Bốn pin giống nhau, mỗi pin có E = 1,5V và r = 0,5Ω. Các điện trở ngoài R1 = 2Ω; R2 = 8Ω. Hiệu điện thế UMN bằng
- A. -1,5V
- B. 1,5V
- C. 4,5V
- D. -4,5V
Câu 2. Cho mạch điện như hình vẽ. Ba pin giống nhau, mỗi pin có E = 6V; r = 1,5Ω. Điện trở mạch ngoài bằng 11,5Ω. Khi đó UMN bằng
- A. 5,75V
- B. -5,75V
- C. 11,5V
- D. -11,5V
Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 3, 4, 5, 6
Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, biết E1 = 9V; r1 = 0,4Ω; E2 = 4,5V, r2 = 0,6Ω, R1 = 4,8Ω, R2 = R3 = 8Ω, R4 = 4Ω.
Câu 3. Cường độ dòng điện qua mạch là
- A. 0,5A
- B. 1A
- C. 1,5A
- D. 2A
Câu 4. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là
- A. 4,8V
- B. 12V
- C. 2,4V
- D. 3,2V
Câu 5. Công suất của bộ nguồn là
- A. 7,2W
- B. 18W
- C. 13,5W
- D. 20,25W
Câu 6. Công suất toả nhiệt (hao phí) của bộ nguồn là
- A. 0,9W
- B. 1,35W
- C. 2,25W
- D. 4W
Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 7, 8, 9
Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối. Biết UAB = 2V; E = 3V, RA = 0, ampe kế chỉ 2A
Câu 7: Điện trở trong của nguồn là
- A. 0,15Ω
- B. 0,3Ω
- C. 0,35Ω
- D. 0,5Ω
Câu 8: Năng lượng của nguồn điện cung cấp cho mạch trong 15 phút bằng
- A. 90J
- B. 5400J
- C. 63J
- D. 3780J
Câu 9: Nhiệt lượng toả ra trên R trong 15 phút là
- A.180J
- B. 3600J
- C. 6J
- D. 630J
Câu 10: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, nguồn có suất điện E = 6V, điện trở trong r = 0,1Ω, mạch ngoài gồm bóng đèn có điện trở RĐ =11Ω và điện trở R = 0,9Ω. Biết đèn sáng bình thường, hiệu điện thế định mức và công suất định mức của bóng đèn là
- A. Uđm = 5,5V; Pđm = 2,75W
- B. Uđm = 55V; Pđm = 275W
- C. Uđm = 2,75V; Pđm = 0,6875W
- D. Uđm = 11V; Pđm = 11W
Câu 11: Một điện trở R được mắc vào một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r tạo thành một mạch kín. Công suất mạch ngoài cực đại khi
- A. I.R = E
- B. Pr = E.r
- C. R = r
- D. R = r/2
Câu 12. Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 3V, điện trở trong r = 1Ω, mạch ngoài là một biến trở R. Thay đổi R để cong suất mạch ngoài đạt giá trị cực đại, giá trị cực đại đó bằng
- A. 1W
- B. 2,25W
- C. 4,5W
- D. 9W
Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 13, 14
Hai nguồn có suất điện động E1 = E2 = E, điện trở trong r1 ≠ r2. Biết công suất lớn nhất mà mỗi nguồn có thể cung cấp cho mạch ngoài lần lượt là P1 = 20W và P2 = 30W. Công suất lớn nhất mà cả hai nguồn đó cung cấp cho mạch ngoài khi:
Câu 13. Hai nguồn đó ghép nối tiếp là
- A. 84W
- B. 8,4W
- C. 48W
- D. 4,8W
Câu 14. Hai nguồn đó ghép song song là
- A. 40W
- B. 45W
- C. 50W
- D. 55W
Câu 15. Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, biết R1 = 0,1Ω, r = 1,1Ω. Để công suất tiêu thụ điện trên biến trở R đạt cực đại thì R phải có giá trị bằng
- A. 1Ω
- B. 1,2Ω
- C. 1,4Ω
- D. 1,6Ω
Câu 16. Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 1Ω và R2 = 4Ω, khi đó công suất tiêu thụ của hai bong đèn đó như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là
- A. 1Ω
- B. 2Ω
- C. 3Ω
- D. 4Ω
Câu 17. Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 2Ω, mạch ngoài có biến trở R. Thay đổi R thì thấy khi R = R1 hoặc R = R2, công suất tiêu thụ ở mạch ngoài không đổi và bằng 4W. R1 và R2 có giá trị
- A. R1 = 1Ω; R2 = 4Ω
- B. R1 = R2 = 2Ω
- C. R1 = 2Ω; R2 = 3Ω
- D. R1 = 2Ω; R2 = 3Ω
Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu 18, 19
Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, cho E = 5V, r = 1Ω, R1 = 2Ω
Câu 18. Để công suất tiêu thụ điện trên biến trở R đạt cực đại thì R có giá trị bằng
- A. 1Ω
- B. 0,5Ω
- C. 1,5Ω
- D. 2/3Ω
Câu 19. Công suất tiêu thụ điện cực đại trên R có giá trị bằng
- A. 36W
- B. 21,3W
- C. 31,95W
- D. 4,16W
Câu 20. Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điệ trở của dây nối. Biết R1 = 30Ω, R2 = 60Ω, R3 = 40Ω. Khi kim điện kế chỉ số 0, R4 có giá trị là
- A. 60Ω
- B. 70Ω
- C. 80Ω
- D. 45Ω
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính
- Trắc nghiệm vật lý 11 Đề kiểm tra học kì I
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 2: Dòng điện không đổi (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 11 Bài tập cuối chương V
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 5: Cảm ứng điện từ (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 4: Từ trường (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 20: Lực từ Cảm ứng từ (P2)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 chương 6 Ôn tập kiến thức môn Vật lý lớp 11 chương 6
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 1: Điện tích, điện trường (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 6: Tụ điện (P1)