Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có 3 tụ điện có điện dung C1 = C2 = C; C3 = 2C. Để có điện dung Cb = C thì ta phải ghép các tụ theo cách

  • A. C1 nt C2 nt C3
  • B. (C1//C2) nt C3
  • C. C1 // C2 // C3
  • D. (C1 nt C2) // C3

Câu 2: Một hạt mang điện tích dương từ điểm A đến điểm B trên một đường sức của một điện trường đều chỉ do tác dụng của lực điện trường thì động năng của hạt tăng. Chọn nhận xét đúng:

  • A. Điện thế tại điểm A nhỏ hơn điện thế tại điểm B
  • B. Đường sức điện có chiều từ B đến A
  • C. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B có giá trị dương
  • D. Lực điện trường sinh công âm

Câu 3: Một điện tích điểm q đặt tại điểm O. Hai điểm M,N nằm cùng một đường sức điện (theo thứ tự O,M,N) có ON = 3MN. Vecto cường độ điện trường tại M và N có:

  • A. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn EM = 3EN
  • B. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn EM = 3EN
  • C. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn EM = 2,25EN
  • D. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn EN = 3EM

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, nguồn có suất điện E = 6V, điện trở trong r = 0,1Ω, mạch ngoài gồm bóng đèn có điện trở RĐ =11Ω và điện trở R = 0,9Ω. Biết đèn sáng bình thường, hiệu điện thế định mức và công suất định mức của bóng đèn là

  • A. Uđm = 5,5V; Pđm = 2,75W
  • B. Uđm = 55V; Pđm = 275W
  • C. Uđm = 2,75V; Pđm = 0,6875W
  • D. Uđm = 11V; Pđm = 11W

Câu 5: Điều kiện để có dòng điện là:

  • A. Chỉ cần có hiệu điện thế
  • B. Chỉ cần có các vật dẫn nối liền thành một mạch lớn.
  • C. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn
  • D. chỉ cần có nguồn điện

Câu 6: Linh kiện nào sau đây có điện trở thay đổi theo cường độ ánh sáng chiếu vào nó

  • A. điện trở nhiệt
  • B. điốt phát quang
  • C. điện trở quang
  • D. điốt chỉnh lưu

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U giữa hai cực tụ điện chứa chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực là không đúng?

  • A. Với mọi giá trị của U: I luôn tăng tỉ lệ với U
  • B. Với U nhỏ: I tăng theo U
  • C. Với U đủ lớn: I đạt giá trị bảo hoà
  • D. Với U quá lớn: I tăng nhanh theo U

Câu 8: Hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ 3 Q có điện tích dương hay âm và ở đâu để điện tích này cân bằng, khi q và 4q giữ cố định

  • A. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng
  • B. Q < 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng
  • C. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách q khoảng .
  • D. Q tùy ý đặt giữa hai điện tích cách q khoảng

Câu 9: Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:

  • A. Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
  • B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.
  • C. Do sự va chạm của các electron với nhau.
  • D. Cả B và C đúng.

Câu 10: Hai quả cầu nhỏ giống nhau có điện tích dương q1 và q2, đặt cách nhau một khoảng r đẩy nhau với lực có độ lớn F0. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc rồi đặt cách nhau khoảng r chúng sẽ:

  • A. Hút nhau với lực có độ lớn F < F0
  • B. Đẩy nhau với lực có độ lớn F < F0
  • C. Đẩy nhau với lực có độ lớn F > F0
  • D. Hút nhau với lực có độ lớn F> F0

Câu 11: Một bộ tụ điện gồm 10 tụ điện giống nhau C = 8uF ghép nối tiếp với nhau. Bộ tụ điện được nối với hiệu điện thế không đổi U = 150V. Độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có một tụ điện bị đánh thủng là

  • A. 9 mJ
  • B. 10 mJ
  • C. 19 mJ
  • D. 1 mJ

Câu 12: Một điện trở R được mắc vào một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r tạo thành một mạch kín. Công suất mạch ngoài cực đại khi

  • A. I.R = E
  • B. Pr = E.r
  • C. R = r
  • D. R =

Câu 13: Dòng điện là:

  • A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
  • B. dòng chuyển động của các điện tích.
  • C. dòng chuyển dời của eletron.
  • D. dòng chuyển dời của ion dương.

Câu 14: Một cặp nhiệt điện đồng-constantan có hệ số nhiệt điện động là 42,5 μV/K được nối với một milivon kế thành một mạch kín. Một mối hàn của cặp nhiệt điện được giũ trong không khí ở 250C, mối hàn còn lại được nhúng vào khối thiếc đang nóng chảy. Khi đó milivon kế chỉ 9 mV. Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là

  • A. 5090C
  • B. 5120C
  • C. 8850C
  • D. 3000C

Câu 15: Những chất nào dưới đây không phải là chất bán dẫn?

  • A. Silic (Si)
  • B. Gecmani (Ge)
  • C. Lưu huỳnh (S)
  • D. Sunfua chì (PbS)

Câu 16: Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40 cm. Giả sử bằng cách nào đó có 4.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó chúng hút đầy nhau? Tính độ lớn lực tương tác đó

  • A. Hút nhau F = 23 mN.
  • B. Hút nhau F = 13 mN.
  • C. Đẩy nhau F = 13 mN.
  • D. Đẩy nhau F = 23 mN.

Câu 17: Một hạt mang điện tích dương từ điểm A đến điểm B trên một đường sức của một điện trường đều chỉ do tác dụng của lực điện trường thì động năng của hạt tăng. Chọn nhận xét đúng:

  • A. Điện thế tại điểm A nhỏ hơn điện thế tại điểm B
  • B. Đường sức điện có chiều từ B đến A
  • C. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B có giá trị dương
  • D. Lực điện trường sinh công âm

Câu 18: Một quả cầu kim loại có khối lượng riêng ρ = 9,8.103 kg/m3, bán kính r = 1cm, mang điện tích q = 10-6C được treo ở đầu một sợi dây mảnh không dãn. Chiều dài sợi dây là l = 10cm. Tại điểm treo của sợi day đặt một điện tích qo = -2.10-6C.Toàn bộ hệ thống trên được đặt trong dầu cách điện có khối lượng riêng ρo = 800 kg/m3, hằng số điện môi ɛ = 3. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của dây treo là:

  • A. 0,68N
  • B. 0,98N
  • C. 1,12N
  • D.0,84N

Câu 19: Một quả cầu nhỏ mang điện tích q = 10-9C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm cách quả cầu 3 cm là

  • A. 105 V/m
  • B. 104 V/m
  • C. 5.103 V/m
  • D. 3.104 V/m

Câu 20: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 3V, điện trở trong r = 1Ω, mạch ngoài là một biến trở R. Thay đổi R để cong suất mạch ngoài đạt giá trị cực đại, giá trị cực đại đó bằng

  • A. 1W
  • B. 2,25W
  • C. 4,5W
  • D. 9W

Câu 21: Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 2Ω, mạch ngoài có biến trở R. Thay đổi R thì thấy khi R = R1 hoặc R = R2, công suất tiêu thụ ở mạch ngoài không đổi và bằng 4W. R1 và R2 có giá trị

  • A. R1 = 1Ω; R2 = 4Ω
  • B. R1 = R2 = 2Ω
  • C. R1 = 2Ω; R2 = 3Ω
  • D. R1 = 2Ω; R2 = 3Ω

Câu 22: Vôn kế V được mắc vào mạch điện có U = 220V. Khi mắc nối tiếp V với R1 = 15kΩ thì V chỉ U1 = 70V. Khi mắc nối tiếp V với R2 thì V chỉ U2 = 20V. Tính R2.

  • A. 70 kΩ.
  • B. 80 kΩ.
  • C. 100 kΩ.
  • D. 110 Ω.

Câu 23: Hai đầu đoạn mạch có điện thế không đổi. Nếu điện trở của đoạn mạch giảm hai lần thì công suất điện của đoạn mạch

  • A. tăng hai lần.
  • B. giảm hai lần.
  • C. không đổi.
  • D. tăng bốn lần.

Câu 24: Cho biết niken có khối lượng mol nguyên tử là 58,7 và hoá trị 2. Nếu cho dòng điện không đổi có cường độ 5A chạy qua một bình điện phân chứa dung dịch muối niken trong khoảng thời gian 1 giờ thì khối lượng niken giải phóng ra ở catot của bình điện phân là

  • A. 5,47g
  • B. 2,73g
  • C. 547g
  • D. 273g

Câu 25: Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn;
  • B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường;
  • C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường;
  • D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường.

Câu 26: Chọn phát biểu sai?

  • A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm
  • B. Các điện tích có thể hút nhau hoặc đẩy nhau
  • C. Hai quả cầu nhỏ nhiễm điện đặt xa nhau thì có thể coi chúng là các điện tích điểm
  • D. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau

Câu 27: Một tụ phẳng có các bản hình tròn bán kính 10 cm, khoảng cách và hiệu điện thế hai bản tụ là 1 cm; 108 V. Giữa hai bản là không khí. Điện tích của tụ điện là:

  • A. 3.10-7C
  • B. 3.10-10C
  • C. 3.10-8C
  • D. 3.10-9C

Câu 28: Dưới tác dụng của lực điện trường, điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường thẳng s trong điện trường đều, theo phương hợp với véctơ cường độ điện trường E một góc α. Trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường là lớn nhất?

  • A. α = 0
  • B. α = 450
  • C. α = 600
  • D. α = 900

Câu 29: Chọn câu sai

  • A. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.
  • B. Ampe kế mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện chạy qua
  • C. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt dương (+) và đi ra từ (-).
  • D. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt âm (-) và đi ra từ chốt (+).

Câu 30: Một ấm điện được dùng với hiệu điện thế 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ 200C trong 10 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và hiệu suất của ấm là 90%. Tính điện trở của ấm điệ

  • A. 52 Ω
  • B. 25 Ω
  • C. 56 Ω
  • D. 65 Ω

Câu 31: Khi điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực không phải bằng đồng thì giữa anot và catot xuất hiện một suất điện động E có tác dụng ngược với tác dụng của hiệu điện thế U đặt vào hai điện cực. Biết U = 6V, E = 1V, điện trở bình điện phân r = 1Ω, đồng có khối lượng mol nguyên tử là 64 và hoá trị 2. Khối lượng đồng bám vào catot trong thời gian 0,5 giờ xấp xỉ bằng

  • A. 5,97g
  • B. 3g
  • C. 0,1g
  • D. 0,2g

Câu 32: Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:

  • A. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
  • B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
  • C. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
  • D. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

Câu 33: Có ba tụ điện giống nhau có C = 2μF được mắc thành bộ. Cách mắc nào sau đây cho bộ tụ điện có điện dung tương đương Cb = 3μF?

  • A. Mắc nối tiếp 3 tụ.
  • B. Mắc song song 3 tụ.
  • C. Mắc một tụ nối tiếp với hai tụ song song.
  • D. Mắc một tụ song song với hai tụ nối tiếp.

Câu 34: Cho 2 điện tích điểm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là

  • A. Trung điểm của AB
  • B. Tất cả các điểm trên đường trung trực của AB
  • C. Các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều
  • D. Các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.

Câu 35: Hai tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính 60cm, khoảng cách giữa tụ và hai bản tụ là 2mm, giữa hai bản là không khí. Điện dung của tụ là

  • A. 5 nF
  • B. 0,5 nF
  • C. 50 nF
  • D. 5 uF

Câu 36: Một tụ điện có điện dung 6 μC được tích điện bằng một hiệu điện thế 3V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với nhau, thời gian điện tích trung hòa là 10-4 s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là

  • A. 1,8 A.
  • B. 180 mA.
  • C. 600 mA.
  • D. A.

Câu 37: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1A. Cho AAg = 108 đvc, nAg=1. Lượng Ag bám vào catot trong thười gian 16 phút 5 giây là

  • A. 1,08mg
  • B. 1,08g
  • C. 0,54g
  • D. 1,08kg

Câu 38: Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là

  • A. 8 V
  • B. 10 V
  • C. 15 V
  • D. 22,5 V

Câu 39: Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anot làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8Ω được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9V, điện trở trong r = 1Ω. Khối lượng Cu bám vào catot trong thời gian 5 giờ có giá trị là

  • A. 5g
  • B. 10,5g
  • C. 5,97g
  • D. 11,94g

Câu 40: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho:

  • A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
  • B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
  • C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
  • D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Xem đáp án
  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021