Trắc nghiệm vật lí 11 chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mắt người có đặc điểm sau. OCV = 100 cm; OCC = 10 cm. Tìm phát biểu đúng.

  • A. Mắt có tật cận thị phải đeo kính hội tụ để sửa
  • B. Mắt có tật cận thị phải đeo kính phân kì để sửa
  • C. Mắt có tật viễn thị phải đeo kính hội tụ để sửa
  • D. Mắt có tật viễn thị phải đeo kính phân kì để sửa

Câu 2: Chọn phát biểu sai.

  • A. Mắt cận thị hoặc viễn thị khi mang kính thích hợp thì hệ kính và mắt tương đương với mắt bình thường.
  • B. Nguyên tắc sửa tật cận thị hay viễn thị về mặt quang học là làm cho mắt có thể nhìn rõ những vật như mắt bình thường.
  • C. Để sửa tật viễn thị người ta đeo vào trước mắt một thấu kính phân kỳ có tiêu cự thích hợp.
  • D. Mắt viễn thị có điểm cực viễn là một điểm ảo

Câu 3: Trong các trường hợp sau đây, ở trường hợp nào mắt nhìn thấy ở xa vô cực?

  • A. Mắt không có tật, không điều tiết.
  • B. Mắt cận thị, không điều tiết.
  • C. Mắt viễn thị, không điều tiết.
  • D. Mắt không có tật và điều tiết tối đa.

Câu 4: Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt

  • A. nằm trên võng mạc
  • B. nằm trước võng mạc
  • C. nằm sau võng mạc
  • D. ở trước mắt

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Một vật ở ngoài tiêu cự của một thấu kính hội tụ bao giờ cũng có ảnh:

  • A. Ngược chiều với vật.
  • B. ảo
  • C. Cùng kích thước với vật.
  • D. Nhỏ hơn vật

Câu 6: Khi dùng công thức số phóng đại với vật thật qua một thấu kính, ta tính được độ phóng đại k > 0, nhận xét về ảnh là

  • A. ảnh thật, ngược chiều vật.
  • B. ảnh thât, cùng chiều vật.
  • C. ảnh ảo, cùng chiều vật.
  • D. ảnh ảo, ngược chiều vật.

Câu 7: Khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến màng lưới của một mắt bình thường là 1,5 cm. Khả năng điều tiết của mắt giảm theo độ tuổi. So với lúc mắt không điều tiết thì khi mắt điều tiết tối đa, độ tụ mắt tăng thêm một lượng ΔD = (16-0,3n)dp với n là số tuổi tính theo đơn vị năm. Tính độ tụ tối đa của mắt bình thường ở tuổi 17 và khoảng cực cận của mắt ở độ tuổi đó

  • A. Dmax = 77,57dp; OCc = 9,17cm
  • B. Dmax = 87,57dp; OCc = 9,17cm
  • C. Dmax = 77,57dp; OCc = 10,17cm
  • D. Dmax = 87,57dp; OCc = 10,17cm

Câu 8: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:

  • A. 5cm
  • B. 10cm
  • C. 15cm
  • D. Kết quả khác.

Câu 9: Thấu kính có độ tụ D = 5 dp, đó là :

  • A. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 0,2cm.
  • B. thấu kính phân kì có tiêu cự là f = - 20cm.
  • C. thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 20cm.
  • D. thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 0,2 cm.

Câu 10: Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở

  • A. tiêu điểm vật của vật kính.
  • B. tiêu điểm ảnh của vật kính.
  • C. tiêu điểm vật của thị kính.
  • D. tiêu điểm ảnh của thị kính.

Câu 11: Đặt một vật AB trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 15cm thì thu được ảnh của vật hiện rõ trên màn đặt sau thấu kính. Dịch chuyển vật một đoạn 3 cm lại gần thấu kính thì lúc này ta phải dịch chuyển màn ra xa thấu kính để thu được ảnh rõ nét. Ảnh sau cao gấp 2 lần ảnh trước. Xác định tiêu cự của thấu kính

  • A. 18cm
  • B. 20cm
  • C. 9cm
  • D. 10cm

Câu 12: Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 100cm, thị kính có tiêu cự 5 cm đang được bố trí đồng trục cách nhau 95 cm. Một người mắt tốt muốn quan sát vật ở rất xa trong trạng thái không điều tiết thì người đó phải chỉnh thị kính

  • A. ra xa thị kính thêm 5 cm.
  • B. ra xa thị kính thêm 10 cm.
  • C. lại gần thị kính thêm 5 cm.
  • D. lại gần thị kính thêm 10 cm.

Câu 13: Một người khi không deo kính nhìn rõ các vật cách mắt từ 0,4m đến 100cm. Để nhìn rõ vật cách mắt 25cm thì đeo sát mắt kính có độ tụ là:

  • A. D = 2,5điốp.
  • B. D = -1,5điốp.
  • C. D = 1,5điốp.
  • D. D = -2,5điốp.

Câu 14: Một người có mắt bình thường nhìn thấy các vật ở rất xa mà không điều tiết. Khoảng cực cận của người này là 25 cm. Độ tụ của mắt người này khi điều tiết tối đa tăng thêm bao nhiêu?

  • A. 4dp
  • B. 2dp
  • C. 3dp
  • D. 5dp

Câu 15: Một người có điểm cực cận cách mắt 15cm và điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ +20 điốp. Mắt đặt cách kính 10 cm. Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính.

  • A. Vật cách mắt từ 2,5cm đến 5cm
  • B. Vật cách mắt từ 0,025cm đến 0,5cm
  • C. Vật cách mắt từ 16,7cm đến 10cm
  • D. Vật cách mắt từ 7,1cm đến 16,7cm

Câu 16: Để quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật

  • A. ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính.
  • B. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của vật kính.
  • C. tại tiêu điểm vật của vật kính.
  • D. cách vật kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.

Câu 17: Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về ánh sáng truyền qua thấu kính hội tụ là:

  • A. Tia sáng tới song song với trục chính của gương, tia ló đi qua tiêu điểm vật chính;
  • B. Tia sáng đia qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính;
  • C. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính đều đi thẳng;
  • D. Tia sáng tới trùng với trục chính thì tia ló cũng trùng với trục chính.

Câu 18: Trên vành kính lúp có ghi X5. Tiêu cự của kính này bằng :

  • A. 10 cm
  • B 20 cm
  • C. 8 cm
  • D. 5 cm

Câu 19: Một mắt không có tật có khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 22mm. Điểm cực cận cách mắt 25cm. Tiêu cự của thủy tinh thể khi mắt điều tiết mạnh nhất là

  • A. f = 20,22mm
  • B. f = 21mm
  • C. f = 22mm
  • D. f = 20,22mm

Câu 20: Vật AB ở trước TKHT cho ảnh thật cách thấu kính 60 cm, tiêu cự của thấu kính là f = 30 cm. Vị trí đặt vật trước thấu kính là:

  • A. 60cm
  • B. 40cm
  • C. 50cm
  • D. 80cm
Xem đáp án
  • 14 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021