Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong một chất điện môi
- A. Có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn của hai điện tích
- B. Là lực hút nếu hai điện tích cùng dấu
- C. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
- D. Có độ lớn phụ thuộc vào bản chất của điện môi
Câu 2: Điều nào sau đây là không đúng?
- A. Đơn vị đo điện tích là culông (trong hệ SI).
- B. Điện tích có hai loại: điện tích dương và điện tích âm.
- C. Dụng cụ để đo điện tích của một vật lớn hay bé là ampe kế.
- D. Cu-lông dùng cân dây xoắn để đo lực tĩnh điện giữa hai điện tích điểm.
Câu 3: Đặt hai điện tích tại hai điểm A và B. Để cường độ điện trường do hai điện tích gây ra tại trung điểm I của AB bằng 0 thì hai điện tích này
- A. cùng dương.
- B. cùng âm.
- C. cùng độ lớn và cùng dấu.
- D. cùng độ lớn và trái dấu.
Câu 4: Một tụ điện có điện dung C, được mắc vào một hiệu điện thế U thì điện tích trên tụ điện là Q. Biểu thức liên hệ giữa chúng là:
- A. C =
- B. Q =
- C. C =
- D. Q =
Câu 5: Tua giấy nhiễm điện q và tua giấy khác nhiễm điện q'. Một thước nhựa K hút cả q lẫn q’. Hỏi K nhiễm điện thế nào?
- A. K nhiễm điện dương.
- B. K nhiễm điện âm.
- C. K không nhiễm điện.
- D. Không thể xảy ra hiện tượng này.
Câu 6: Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 7: Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp
- A. mica.
- B. nhựa pôliêtilen.
- C. giấy tẩm dung dịch muối ăn.
- D. giấy tẩm parafin.
Câu 8: Xét electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Độ lớn cường độ điện trường của hạt nhân tại vị trí của electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là E1, E2 và E3. Chọn phương án đúng.
- A. E1 = 2E2 = 3E3.
- B. 3E1 = 2E2 = E3.
- C. E1 < E2 < E3.
- D. E1 > E2 > E3.
Câu 9: Tại hai điểm A, B cách nhau 6cm, trong chân không. Lần lượt đặt tại A và B các điện tích điểm tương ứng là qA và qB với qA = 4qB. Gọi M là vị trí mà cường độ điện trường do hai điện tích trên gây ra tại đó bằng 0. Khoảng cách từ M đến A và B lần lượt là
- A. 4,5cm; 1,5cm
- B. 9cm; 3cm
- C. 2cm; 4cm
- D. 4cm; 2cm
Câu 10: Trong chân không, cho ba điểm A, B và M tạo thành một tam giác vuông tại A với MA = 3cm, BA = 4cm. Đặt tại M và B lần lượt các điện tích điểm qM = 18.10-8 C; qB = -32.10-8C. Cường độ điện trường do hệ hai điện tích điểm qM, qB gây ra tại A có độ lớn là
- A. 18.105 V.m
- B. 18√2.105 V/m
- C. 36.105 V/m
- D. 36.√2.105 V/m
Câu 11: Một quả cầu nhẹ khối lượng m = 10g, tích điện q được treo ở đầu một sợi dây nhẹ, không dẫn điện rồi đặt trong một điện trường đều có phương ngang. Khi quả cầu cân bằng thì dây treo lệch khỏi phương thẳng đúng góc 30o. Cho cường độ điện trường E = 103 V/m. Lấy g = 10m/s2 . Điện tích của quả cầu có độ lớn gần đúng là
- A. 57,7μC
- B. 173,1μC
- C. 157,1μC
- D. 73,1μC
Câu 12: Điều nào sau đây là không đúng?
- A. Mắc ampe kế song song với đoạn mạch để đo cường độ dòng điện qua đoạn mạch đó.
- B. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe kế (trong hệ SI)
- C. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện
- D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.
Câu 13: Một điện trở R = 5Ω được mắc vào hai cực của nguồn điện có suất điện động E = 3V, điện trở trong r = 1Ω. Cường độ dòng điện trong mạch chính là
- A. 0,1A
- B. 0,4A
- C. 0,2A
- D. 0,5A
Câu 14: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào
- A. Vị trí các điểm M, N.
- B. Hình dạng của đường đi MN.
- C. Độ lớn điện tích q.
- D. Độ lớn cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.
Câu 15: Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hỏa có hằng số điện môi ε = 2 và giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là
- A. 28F.
- B. 1,5F.
- C. 6F.
- D. 4,5F.
Câu 16: Q là một điện tích điểm âm đặt tại điểm O. M và N là hai điểm nằm trong điện trường của Q với OM = 10 cm và ON = 5cm. Chỉ ra bất đẳng thức đúng.
- A. VM < VN < 0.
- B. VN < VM < 0.
- C. VM > VN.
- D. VN > VM > 0.
Câu 17: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 μF - 200 V. Nối hai bản tụ điện với một điệu điện thế 150 V. Tụ điện tích được điện tích là
- A. 4.10-4 C.
- B. 6.10-4 C.
- C. 3.10-3 C.
- D. 24.10-4 C.
Câu 18: Hai tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính 60cm, khoảng cách giữa tụ và hai bản tụ là 2mm, giữa hai bản là không khí. Điện dung của tụ là
- A. 5 nF
- B. 0,5 nF
- C. 50 nF
- D. 5 uF
Câu 19: Hai bản của một tụ điện phẳng được nối với hai cực của một acquy. Nếu dịch chuyển để các bản lại gần nhau thì trong khi dịch chuyển có dòng điện đi qua acquy không ? Nếu có hãy chỉ rõ chiều dòng điện
- A. Không có.
- B. Lúc đầu dòng điện đi từ cực âm sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại.
- C. Dòng điện đi từ cực âm sang cực dương.
- D. Dòng điện đi từ cực dương sang cực âm.
Câu 20: Ở sát mặt Trái Đất, véc tơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có độ lớn vào khoảng 150 V/m. Tính hiệu điện thế giữa một điểm ở độ cao 2,6 m và mặt đất.
- A. 720 V.
- B. 360 V.
- C. 390 V.
- D. 750 V.
Câu 21: Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở r = 1,5Ω được mắc với mạch ngoài thành một mạch một điện kín. Biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn U = 4,5V. Cường độ dòng điện mạch chính là
- A. 1A
- B. 2A
- C. 3A
- D. 1,5A
Câu 22: Dòng điện kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các
- A. electron
- B. ion dương
- C. electron và “lỗ trống”
- D. ion dương, ion âm và electron
Câu 23: Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = -6.10-9C khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là
- A. 32,4.10-10 N.
- B. 32,4.10-6 N.
- C. 8,1.10-10 N.
- D. 8,1.10-6 N.
Câu 24: Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là
- A. 1 cm.
- B. 2 cm.
- C. 3 cm.
- D. 4 cm.
Câu 25: Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?
- A. Nước biển.
- B. Nước sông.
- C. Nước mưa.
- D. Nước cất.
Câu 26: Đương lượng điện hoá của niken là 3.10-4g/C. Khi cho một điện lượng q = 10C chạy qua bình điện phân có anot bằng niken thì khối lượng niken tan khỏi anot là
- A. 3.10-3g
- B. 3.10-4g
- C. 0,3.10-5g
- D. 0,3.10-4g
Câu 27: Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?
- A. Ba điện tích cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.
- B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
- C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.
- D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
Câu 28: Dòng chuyển dời có hướng của các ion dưới tác dụng của điện trường là bản chất của dòng điện trong
- A. kim loại
- B. chất điện phân
- C. chất khí
- D. chất bán dẫn
Câu 29: Hai quả cầu nhỏ giống nhau có điện tích dương q1 và q2, đặt cách nhau một khoảng r đẩy nhau với lực có độ lớn F0. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc rồi đặt cách nhau khoảng r chúng sẽ:
- A. Hút nhau với lực có độ lớn F < F0
- B. Đẩy nhau với lực có độ lớn F < F0
- C. Đẩy nhau với lực có độ lớn F > F0
- D. Hút nhau với lực có độ lớn F> F0
Câu 30: Một điện trở R được mắc vào một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r tạo thành một mạch kín. Công suất mạch ngoài cực đại khi
- A. I.R = E
- B. Pr = E.r
- C. R = r
- D. R =
Câu 31: Một điện trở R = 25Ω được mắc vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E = 24V, điện trở trong r = 5Ω. Công suất tiêu thụ điện trên điện trở R bằng
- A. 1,6W
- B. 23W
- C. 4,6W
- D. 16W
Câu 32: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, biết R1 = 0,1Ω, r = 1,1Ω. Để công suất tiêu thụ điện trên biến trở R đạt cực đại thì R phải có giá trị bằng
- A. 1Ω
- B. 1,2Ω
- C. 1,4Ω
- D. 1,6Ω
Câu 33: Một điện tích điểm q=−3.10-6C dịch chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Biết công do lực điện trường thực hiện trong dịch chuyển đó là −1,8.10-5J. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là
- A. 54V
- B. -60V
- C. 60V
- D. -54V
Câu 34: Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại tích điện dương lần lượt là q1 và q2 đặt cách nhau r = 3cm trong chân không, lực tương tác giữa chúng có độ lớn là F1=3.10-3 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau (không tiếp xúc với bất kì vật nào khác), sau khi cân bằng điện tích, đưa hai quả cầu về vị trí cũ thì thấy chúng đẩy bằng bằng lực F2=4.10-3N. Biết độ lớn của điện tích q1 lớn hơn độ lớn điện tích q2. Mối quan hệ giữa q1 và q2 là
- A. q1−q2 = 4.10-8C
- B. q1−q2= 2.10-8C
- C. q1−q2 = 10-8C
- D. q1−q2= 3.10-8C
Câu 35: Một hạt mang điện tích dương từ điểm A đến điểm B trên một đường sức của một điện trường đều chỉ do tác dụng của lực điện trường thì động năng của hạt tăng. Chọn nhận xét đúng:
- A. Điện thế tại điểm A nhỏ hơn điện thế tại điểm B
- B. Đường sức điện có chiều từ B đến A
- C. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B có giá trị dương
- D. Lực điện trường sinh công âm
Câu 36: Hai quả cầu nhỏ, giống nhau, bằng kim loại. Quả cầu A mang điện tích 4,5 uC; quả cầu B mang điện tích q=-2,4uC. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi đưa chúng ra cách nhau 1,56cm. Khi đó, lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn cỡ
- A. 20N
- B. 2 N
- C. 41 N
- D. 4,1 N
Câu 37: Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:
- A. Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
- B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.
- C. Do sự va chạm của các electron với nhau.
- D. Cả B và C đúng.
Câu 38: Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ có biểu thức
- A. R =
- B. R = R0(1 + α.t)
- C. Q = I.2Rt.
- D. ρ = ρ0(1 + α.t)
Câu 39: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 3V, điện trở trong r = 1Ω, mạch ngoài là một biến trở R. Thay đổi R để cong suất mạch ngoài đạt giá trị cực đại, giá trị cực đại đó bằng
- A. 1W
- B. 2,25W
- C. 4,5W
- D. 9W
Câu 40: Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 2Ω, mạch ngoài có biến trở R. Thay đổi R thì thấy khi R = R1 hoặc R = R2, công suất tiêu thụ ở mạch ngoài không đổi và bằng 4W. R1 và R2 có giá trị
- A. R1 = 1Ω; R2 = 4Ω
- B. R1 = R2 = 2Ω
- C. R1= 2Ω; R2 = 3Ω
- D. R1 = 2Ω; R2 = 3Ω
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 11 Bài tập cuối chương VI
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 14: Dòng điện trong chất điện phân
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 4: Công của lực điện
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 2: Dòng điện không đổi (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 1: Điện tích, điện trường (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 11 Đề kiểm tra học kì I
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P4)