Trắc nghiệm vật lí 12 chương 7: Hạt nhân nguyên tử (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 7: Hạt nhân nguyên tử (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có
- A. cùng số nuclôn nhựng khác số prôtôn.
- B. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
- C. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.
- D. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch đều có nguồn nhiên liệu dồi dào.
- B. Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch đều tỏa năng lượng.
- C. Với cùng một khối lượng nhiên liệu, năng lượng phản ứng nhiệt hạch tỏa ra cao hơn rất nhiều so với phản ứng phân hạch.
- D. Phản ứng nhiệt hạch xảy ra với các hạt nhân nhẹ, còn phản ứng phân hạch xảy ra với các hạt nhân nặng.
Câu 3: Trong hạt nhân nguyên tử thì:
- A. Số nơtron luôn nhỏ hơn số proton
- B. Điện tích hạt nhân là điện tích của nguyên tử.
- C. Số proton bằng số nơtron
- D. Khối lượng hạt nhân coi bằng khối lượng nguyên tử
Câu 4: Trường hợp nào sau đây luôn là quá trình tỏa năng lượng:
- A. Sự phóng xạ.
- B. Tách một hạt nhân thành các nucleon riêng rẽ
- C. Sự biến đổi p → n + e
. - D. Bắn hạt α vào hạt nitơ thu được ôxi và p.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử?
- A. Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôtôn.
- B. Số nuclôn bằng số khối A của hạt nhân.
- C. Số nguồn N bằng hiệu số khối A và số prôtôn Z.
- D. Hạt nhân trung hòa về điện
Câu 6: Độ hụt khối của hạt nhân nguyên tử được xác định
- A. [Z.mp + (A - Z).mn] + m
- B. [Z.mp + (A + Z).mn] - m
- C. [Z.mp + (A + Z).mn] + m
- D. [Z.mp + (A - Z).mn] - m
Câu 7: Một gia đình sử dụng hết 1000 kWh điện trong một tháng. Cho tốc độ ánh sáng là 3.10
- A. 625 năm
- B. 208 năm 4 tháng
- C. 150 năm 2 tháng
- D. 300 năm tròn
Câu 8: Chọn câu sai trong các câu sau đây khi nói về các định luật bảo toàn mà phản ứng hạt nhân phải tuân theo:
- A. Bảo toàn điện tích.
- B. Bảo toàn số nuclon
- C. Bảo toàn năng lượng và động lượng
- D. Bảo toàn khối lượng.
Câu 9: Cho phản ứng hạt nhân : T + D → α + n. Cho biết mT =3,016u; mD = 2,0136u; mα = 4,0015u; mn = 1,0087u; u = 931 MeV/c
- A. tỏa 18,06MeV
- B. thu 18,06MeV
- C. tỏa 11,02 MeV
- D. thu 11,02 MeV
Câu 10: Hãy chọn câu đúng:
- A. Trong ion đơn nguyên tử số proton bằng số electron.
- B. Trong hạt nhân số proton phải bằng số nơtron.
- C. Trong hạt nhân (trừ các đồng vị của Hiđro và Hêli) số proton bằng hoặc nhỏ hơn số nơtron.
- D. Lực hạt nhân có bán kính tác dụng bằng bán kính nguyên tử.
Câu 11: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 5T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
- A. (31/32)N0
- B. (1/32)N0
- C. (1/5)N0
- D. (1/10)N0
Câu 12: Trong phản ứng hạt nhân, gọi tổng khối lượng của các hạt nhân ban đầu là m0, tổng khối lượng của các hạt nhân sinh ra là m. Chỉ ra kết luận sai:
- A. Nếu m0<m thì phản ứng hạt nhân thu năng lượng và động năng của các hạt trước phản ứng chuyển thành năng lượng nghỉ
- B. Nếu m0<m thì phản ứng hạt nhân thu năng lượng và động năng của các hạt trước phản ứng chuyển thành khối lượng tương ứng
- C. Nếu m0>m thì các phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng và năng lượng nghỉ chuyển thành động năng các hạt
- D. Nếu m0>m thì phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng, tổng độ hụt khối của các hạt sinh ra nhỏ hơn tổng độ hụt khối của các hạt ban đầu
Câu 13: Một nguồn phóng xạ có chu kì bán rã T và tại thời điểm ban đầu có No hạt nhân. Sau các khoảng thời gian T/2, 2T và 3T, số hạt nhân còn lại lần lượt bằng bao nhiêu?
- A. N0/2 ;N0/4; N0/9
- B. N0/
;N0/4; N0/8 - C. N0/
;N0/2; N0/4 - D. N0/2 ;N0/6; N0/1
Câu 14: Một khối chất phóng xạ. Trong t1 giờ đầu tiên phóng ra n1 tia phóng xạ trong t2 = 2t1 giờ tiếp theo phóng ra n2 tia phóng xạ. Biết n2= (9/64)n1 . Chu kỳ bán rã là:
- A. T = t1/6
- B. T = t1/2
- C. T = t1/4
- D. T = t1/3
Câu 15: Thành phần đồng vị phóng xạ C14 có trong khí quyển có chu kỳ bán rã là 5568 năm. Mọi thực vật sống trên Trái Đất hấp thụ cacbon dưới dạng CO2 đều chứa một lượng cân bằng C14. Trong một ngôi mộ cổ, người ta tìm thấy một mảnh xương nặng 18g với độ phóng xạ 112 phân rã/phút. Hỏi vật hữu cơ này đã chết cách đây bao nhiêu lâu, biết độ phóng xạ từ C14 ở thực vật sống là 12 phân rã/g.phút.
- A. 5734,35 năm
- B. 7689,87năm
- C. 3246,43 năm
- D. 5275,86 năm.
Câu 16: Tìm phát biểu sai về độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân
- A. Mọi hạt nhân đều có khối lượng m (
X ) nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn khi còn riêng rẽ - B. Độ hụt khối Δm của các hạt nhân đều luôn dương Δm = Z.mp + (A – Z).mn - m(X) > 0
- C. Năng lượng liên kết của hạt nhân tương ứng với Wlk = Δm.c
- D. Năng lượng liên kết dương và càng lớn thì hạt nhân càng bền. Năng lượng liên kết âm thì hạt nhân không bền, tự phân rã.
Câu 17: Dùng hạt α bắn phá hạt nhân nitơ đang đứng yên thì thu được một hạt prôtôn và hạt nhân ôxi theo phản ứng:
- A. 1,503 MeV.
- B. 29,069 MeV.
- C. 1,211 MeV.
- D. 3,007 Mev.
Câu 18: Để xác định chu kỳ bán rã T của một đồng vị phóng xạ, người ta thường đo khối lượng đồng vị phóng xạ đó trong mẫu chất khác nhau 8 ngày được các thông số đo là 8μg và 2μg. Tìm chu kỳ bán rã T của đồng vị đó?
- A. 4 ngày
- B. 2 ngày
- C. 1 ngày
- D. 8 ngày
Câu 19: Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta ghi dấu ấn với ba trận thủy chiến Bạch Đằng, một do Ngô Quyền, một do Lê Đại Hành và một do Trần Hưng Đạo chỉ huy. Đầu năm 2018, khi đem mẫu gỗ của một cây cọc lấy được dưới sông Bạch Đằng đi phân tích thì thấy tỉ lệ giữa C14 và C12 trong mẫu gỗ đó chỉ bằng 87,75% tỉ lệ giữa C14 và C12 trong khí quyển. Biết chu kì bán rã của C14 là 5730 năm. Kết quả phân tích cho thấy, cây cọc gỗ đó đã được sử dụng trong trận Bạch Đằng
- A. do Trần Hưng Đạo chỉ huy năm 1288
- B. do Ngô Quyền chỉ huy năm 938
- C. do Lê Đại Hành chỉ huy năm 1288
- D. do Trần Hưng Đạo chỉ huy năm 938
Câu 20: Chất phóng xạ Rađi có chu kỳ bán rã là 1600 năm. Thời gian t để số hạt nhân của Rađi giảm e lần được gọi là tuổi sống trung bình của hạt nhân Rađi (e là cơ số tự nhiên). Tính thời gian sống trung bình của hạt nhân Rađi?
- A. 1600 năm.
- B. 3200 năm.
- C. 2308 năm.
- D. 1/1600
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 33: Mẫu nguyên tử Bo (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 11)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 5: Sóng ánh sáng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 3: Con lắc đơn (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 8: Giao thoa sóng cơ (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 38: Phản ứng phân hạch
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 13)