Trắc nghiệm vật lí 12 chương 5: Sóng ánh sáng (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 5: Sóng ánh sáng (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhìn ánh sáng Mặt Trời qua tấm kính cửa sổ ta không thấy màu cầu vồng, đó là do
- A. không có sự tán sắc của thủy tinh.
- B. không có sự tán sắc qua hai bản mặt song song.
- C. có sự tán sắc qua tấm thủy tinh nhưng ta không quan sát được hiện tượng bằng mắt thường.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Tìm phát biểu sai.
- Mỗi ánh sáng đơn sắc:
- A. có một màu xác định
- B. đều bị lệch đường truyền khi khúc xạ
- C. không bị lệch đường truyền khi đi qua lăng kính
- D. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Câu 3: Nguyên tắc phát ra tia Rơn – ghen trong ống Rơn – ghen là:
- A. Cho chùm phôtôn có bước sóng ngắn hơn giới hạn nào đó chiếu vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn
- B. Cho chùm êlectron có vận tốc lớn đập vào tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn
- C. Nung nóng các vật có tỉ khối lớn lên nhiệt độ rất cao
- D. Chiếu tia âm cực vào các chất có tính phát quang
Câu 4: Một thấu kính hai mặt lồi bằng thủy tinh có cùng bán kính R, tiêu cự 10cm và chiết suất nv = 1,5 đối với ánh sáng vàng. Biết chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là nđ = 1,495 và nt = 1,510. Khoảng cách giữa các tiêu điểm của thấu kính ứng với các ánh sáng đỏ và tím là
- A. 1,278mm.
- B. 2,971mm.
- C. 5,942mm.
- D. 4,984mm.
Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây do ánh sáng bị tán sắc gây ra?
- A. Hiện tượng quang – phát quang
- B. Hiện tượng cấu vòng
- C. Hiện tượng tia sáng bị đổi hướng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
- D. Hiện tượng phát xạ lượng từ
Câu 6: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là
- A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia X.
- B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia X, tia tử ngoại.
- C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.
- D. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
Câu 7: Một lăng kính có góc chiết quang A = 45°. Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím đến gặp mặt bên AB theo phương vuông góc. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lam là . Các tia ló ra khỏi mặt bên AC gồm các ánh sáng đơn sắc:
- A. đỏ, vàng, lục và tím.
- B. đỏ, vàng và tím.
- C. đỏ, lục và tím.
- D. đỏ, vàng và lục.
Câu 8: Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, hiệu đường đi của các sóng từ hai khe S1, S2 đến vân tối thứ ba kể từ vân trung tâm có trị số là:
- A. 2λ
- B. 3λ
- C. 2,5λ
- D. 1,5λ
Câu 9: Tia hồng ngoại không có tính chất:
- A. có tác dụng nhiệt rõ rệt
- B. làm ion hóa không khí
- C. mang năng lượng
- D. phản xạ, khúc xạ, giao thoa
Câu 10: Cho ánh sáng từ một nguồn qua máy quang phổ thì ở buồng ảnh ta thu được dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến vàng. Quang phổ của nguồn đó là quang phổ:
- A. liên tục
- B. vạch phát xạ
- C. vạch hấp thụ
- D. vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ
Câu 11: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 , khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn, gọi M và N là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 6,84 mm và 4,64 mm. Số vân sáng trong khoảng MN là:
- A. 6.
- B. 3.
- C. 8.
- D. 2.
Câu 12: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 4410Å và λ2. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu của vân trung tâm còn có chín vân sáng khác. Giá trị của λ2 bằng?
- A. 5512,5Å.
- B. 3675,0Å.
- C. 7717,5Å.
- D. 5292,0Å.
Câu 13: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Tia tử ngoại là sóng điện từ có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
- B. Trong y học, tia tử ngoại được dùng để chữa bệnh còi xương.
- C. Trong công nghiệp, tia tử ngoại dùng để phát hiện các vết nứt trên bề mặt các sản phẩm kim loại.
- D. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên phim ảnh.
Câu 14: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát
- A. khoảng vân không thay đổi
- B. khoảng vân tăng lên
- C. vị trí vân trung tâm thay đổi
- D. khoảng vân giảm xuống
Câu 15: Trong thí nghiệm về giao thoa với ánh đơn sắc bằng phương pháp I-âng. Trên bề rộng 7,2 mm của vùng giao thoa người ta đếm được 9 vân sáng (ở hai rìa là hai vân sáng). Tại vị trí cách vân trung tâm 14,4 mm là vân:
- A. vân tối thứ 18.
- B. vân tối thứ 16.
- C. vân sáng bậc 18.
- D. vân sáng bậc 16.
Câu 16: Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m. Vân sáng thứ 3 cách vân sáng trung tâm 1,8 mm. Bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là:
- A. 0,4 μm.
- B. 0,55 μm.
- C. 0,5 μm.
- D. 0,6 μm.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
- B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.
- C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện.
- D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
Câu 18: Một lăng kính có góc chiết quang A = 8. Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào mặt bên, gần góc chiết quang của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Sau lăng kính, người ta đặt màn quan sát song song với mặt phân giác của lăng kính và cách mặt phân giác này 1,5m. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là 1,50 và đối với tia tím là 1,54. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn là:
- A. 8,42 mm.
- B. 7,63 mm.
- C. 6,28mm.
- D. 5,34mm.
Câu 19: Thực hiện thí nghiệm Yâng về giao thoa với ánh sáng có bước sóng λ. Trên màn quan sát, tại điểm M có vân sáng. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa một đoạn nhỏ nhất là 0,4 m thì M chuyển thành vân tối. Dịch thêm một đoạn nhỏ nhất 1,6 m thì M lại là vân tối. Khoảng cách hai khe đến màn ảnh khi chưa dịch chuyển bằng:
- A. 1 m.
- B. 3 m.
- C. 2 m.
- D. 1,5 m.
Câu 20: Hai gương phằng nhỏ M1 và M2 đặt lệch nhau một góc α = 12' (hệ gương phằng Fre-nen). Khoảng cách từ khe sáng hẹp S phát ánh sáng đơn sắc (bước sóng λ = 0,55μm) và từ màn E đến giao tuyến I của hai gương lần lượt bằng r = 10cm và L = 1,3m. Biết rằng hệ hai gương phằng Fre-nen tương đương với hệ hai khe Y-âng. Tính số vân sáng quan sát được trên màn E.
A. 9 vân sáng.
B. 10 vân sáng.
C. 12 vân sáng.
D. 14 vân sáng.
Xem đáp ánXem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 19: Bài tập cuối chương III(P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 9: Sóng dừng
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 15: Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 3: Con lắc đơn (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 20: Mạch dao động
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 31: Hiện tượng quang điện trong (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 13: Các mạch điện xoay chiều
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì I (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 3: Con lắc đơn (P1)