Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì II (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 12 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

  • A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
  • B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.
  • C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
  • D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín

Câu 2: Để đo bước sóng của ánh sáng đơn sắc người ta có thể dùng:

  • A. thí nghiệm Y – ân về giao thoa ánh sáng
  • B. thí nghiệm tán sắc ánh sáng
  • C. thì nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng
  • D. thí nghiện của Niu – tơn về ánh sáng đơn sắc

Câu 3: Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song hẹp (coi như một tia sáng) từ không khí vào một bể nước với góc tới bằng 30. Dưới đáy bể có một gương phẳng đặt song song với mặt nước và mặt phản xạ hướng lên. Chùm tia ló ra khỏi mặt nước sau khi phản xạ tại gương là

  • A. chùm sáng song song có màu cầu vồng, phương vuông góc với tia tới.
  • B. chùm sáng song song có màu cầu vồng, phương hợp với tia tới một góc 60.
  • C. chùm sáng phân kì có màu cầu vồng, tia tím lệch nhiều nhất, tia đỏ lệch ít nhất.
  • D. chùm sáng phân kì có màu cầu vồng, tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất.

Câu 4: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
  • B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.
  • C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3. m/s.
  • D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.

Câu 5: Độ phóng xạ ban đầu được xác định

  • A. H0 = λN0
  • B. H0 = N0
  • C. H0 = λ/N0
  • D. H0 = λN

Câu 6: Máy quang phổ là dụng cụ quang dùng để

  • A. Tạo quang phổ của một nguồn sáng.
  • B. Đo bước sóng của các bức xạ phát ra từ một nguồn.
  • C. Phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.
  • D. Quan sát và chụp ảnh quang phổ của các vật.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về lực hạt nhân?

  • A. Có giá trị lớn hơn lực tương tác tĩnh điện giữa các proton.
  • B. Có tác dụng rất mạnh trong phạm vi hạt nhân.
  • C. Có thể là lực hút hoặc đẩy tùy theo khoảng cách giữa các nuclôn.
  • D. Không tác dụng khi các nuclôn cách xa nhau hơn kích thước hạt nhân.

Câu 8: Một mạch dao động LC đang bức xạ ra sóng trung, để mạch đó bức xạ ra sóng ngắn thì phải

  • A. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở thuần thích hợp
  • B. Mắc song song thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp.
  • C. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp.
  • D. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một cuộn dây thuần cảm thích hợp.

Câu 9: Khi chiếu một bức xạ vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có vận tốc cực đại và hướng nó vào một từ trường đều cảm ứng từ T vuông góc với phương vận tốc ban đầu của electron. Tính chu kì của electron trong từ trường.

  • A. 3,57. s
  • B. 2. s
  • C. 0,26. s
  • D. 0,36s

Câu 10: Tán sắc ánh sáng là hiện tượng

  • A. chùm sáng phức tạp bị phân tích thành nhiều màu đơn sắc khi đi qua lăng kính.
  • B. chùm tia sáng trắng bị lệch về phía đáy lăng kính khi truyền qua lăng kính.
  • C. tia sáng đơn sắc bị đổi màu khi đi qua lăng kính.
  • D. chùm sáng trắng bị phân tích thành bảy màu khi đi qua lăng kính.

Câu 11: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát sáng đồng thời hai bức xạ đơn sắc, có bước sóng lần lượt là 0,72 μm và 0,45 μm. Hỏi trên màn quan sát, giũa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm, có bao nhiêu vân sáng khác màu vân trung tâm?

  • A. 10.
  • B. 13.
  • C. 12.
  • D. 11.

Câu 12: Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát electron A = 2,2eV. Chiếu vào catôt một bức xạ có bước sóng λ. Muốn triệt tiêu dòng quang điện, người ta phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm Uh = 0,4V. Bước sóng của bức xạ là:

  • A. λ = 0,678μm.
  • B. λ = 0,478μm.
  • C. λ = 0,278μm.
  • D. Một giá trị khác

Câu 13: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là

  • A. Tác dụng quang điện.
  • B. Tác dụng quang học.
  • C. Tác dụng nhiệt.
  • D. Tác dụng hóa học (làm đen phim ảnh).

Câu 14: Công thoát của kim loại Na là 2,48eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36μm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na thì cường độ dòng quang điện bão hòa là 3μA thì. Nếu hiệu suất lượng tử (tỉ số electron bật ra từ catôt và số photon đến đập vào catôt trong một đơn vị thời gian) là 50% thì công suất của chùm bức xạ chiếu vào catôt là

  • A. 35,5.W.
  • B. 20,7.W.
  • C. 35,5.W.
  • D. 20,7.W

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm dần theo thời gian.
  • B. Hằng số phóng xạ của chất phóng xạ không đổi theo thời gian.
  • C. Sự phóng xạ của các chất không chịu ảnh hưởng của môi trường.
  • D. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ giảm dần theo thời gian.

Câu 16: Chọn câu Đúng. Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng

  • A. thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nặng hơn.
  • B. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn khi hấp thụ một nơtron.
  • C. thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtron, sau khi hấp thụ một nơtron chậm.
  • D. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát.

Câu 17: Hiệu điện thế hãm của một tế bào quang điện là 1,5 V. Đặt vào hai đầu anot (A) và catot (K) của tế bào quang điện trên một điện áp xoay chiều: uAK = 3 cos(100πt+π/3) (V). Khoảng thời gian dòng điện chạy trong tế bào này trong 2 phút đầu tiên là:

  • A. 60s.
  • B. 70s.
  • C. 80s.
  • D. 90s.

Câu 18: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 5T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là

  • A. (31/32)N0
  • B. (1/32)N0
  • C. (1/5)N0
  • D. (1/10)N0

Câu 19: Trong vật lý hạt nhân, bất đẳng thức nào là đúng khi so sánh khối lượng prôtôn (mp), nơtrôn (mn) và đơn vị khối lượng nguyên tử u.

  • A. mp > u > mn
  • B. mn < mp < u
  • C. mn > mp > u
  • D. mn = mp > u

Câu 20: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng nguyên tử số nhưng khác số prôtôn.
  • B. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.
  • C. Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững.
  • D. Lực hạt nhân tác dụng trong khoảng kích thước nguyên tử.

Câu 21: Một tấm kim loại có giới hạn quang điện là 0,6 μm được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng 0,3 μm thì các quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là V m/s. Để các quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là 2V m/s thì phải chiếu tấm đó bằng ánh sáng có bước sóng bằng

  • A. 0,28 μm
  • B. 0,24 μm
  • C. 0,21 μm
  • D. 0,12 μm

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?

  • A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.
  • B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
  • C. Để thu được quang phổ hấp thụ, thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
  • D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng.

Câu 23: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Trên màn, tại vị trí cách vân trung tâm 3 mm có vân sáng của các bức xạ với bước sóng:

  • A. 0,48 µm đến 0,56 µm.
  • B. 0,40 µm đến 0,60 µm.
  • C. 0,45 µm đến 0,60 µm.
  • D. 0,40 µm đến 0,64 µm

Câu 24: Ba mạch dao động điện từ lí tưởng gồm các tụ điện giống hệt nhau, các cuộn thuần cảm có hệ số tự cảm là L1, L2 và L1 nối tiếp L2. Tần số của mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là 1 MHz và 0,75 MHz, tốc độ ánh sáng truyền trong chân không là c = 3. m/s. Bước sóng mà mạch thứ ba bắt được là

  • A. 400 m
  • B. 500 m
  • C. 300 m
  • D. 700 m

Câu 25: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng trong không khí, hai cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm, màn quan cách hai khe 2m. Sau đó đặt toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất 4/3, khoảng vân quan sát trên màn là bao nhiêu?

  • A. i = 0,4m.
  • B. i = 0,3m.
  • C. i = 0,4mm.
  • D. i = 0,3mm.

Câu 26: Chiếu bức xạ có tần số f1 vào quả cầu kim loại đặt cô lập thì xãy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu là V1 và động năng ban đầu cực đại của e quang điện đúng bằng một nửa công thoát của kim loại. Chiếu tiếp bức xạ có tần số f2 = f1 + f vào quả cầu đó thì điện thế cực đại của quả cầu là 5V1. Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu trên (đang trung hòa về điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là:

  • A. 2 V1
  • B. 2,5 V1
  • C. 4 V1
  • D. 3 V1

Câu 27: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có

  • A. năng lượng liên kết càng lớn.
  • B. năng lượng liên kết càng nhỏ.
  • C. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
  • D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.

Câu 28: Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX = 2AY = 0,5AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔEY, ΔEZ với ΔEZ < ΔEX < ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là

  • A. Y, X, Z.
  • B. Y, Z, X.
  • C. X, Y, Z.
  • D. Z, X, Y.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây khi nói về hiện tượng quang điện là đúng ?

  • A. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.
  • B. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng.
  • C. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác.
  • D. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại do bất kỳ nguyên nhân nào khác.

Câu 30: Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang 6theo phương vuông góc mặt phân giác góc chiết quang. Trên màn quan sát E đặt song song và cách mặt phân giác của lăng kính một đoạn 1,5m ta thu được dải màu có bề rộng là 6 mm. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5015. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng tím sẽ là:

  • A. 1,5004
  • B. 1,5397
  • C. 1,5543
  • D. 1,496

Câu 31: Một mạch chọn sóng gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm không đôi và một tụ điện có điện dung biến thiên. Khi điện dung của tụ là 60nF thì mạch thu được bước sóng λ = 30m. Nếu mốn thu được bước sóng λ = 60m thì giá trị điện dung của tụ khi đó là:

  • A. 90 nF
  • B. 80 nF
  • C. 240 nF
  • D. 150 nF

Câu 32: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng dao động điện từ tự do (dao động riêng) trong mạch dao động điện từ LC không điện trở thuần?

  • A. Khi năng lượng điện trường giảm thì năng lượng từ trường tăng.
  • B. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng tổng năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm
  • C. Năng lượng từ trường cực đại bằng năng lượng điện từ của mạch dao động
  • D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với tần số bằng một nửa tần số của cường độ dòng điện trong mạch

Câu 33: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

  • A. 12r0.
  • B. 4r0.
  • C. 9r0.
  • D. 16r0.

Câu 34: Tính chất nào sau đây không thuộc tia Rơn-ghen?

  • A. Làm phát quang nhiều chất.
  • B. Có tác dụng sinh lí mạnh.
  • C. Làm ion hóa không khí.
  • D. Xuyên qua các tấm chì dày cỡ cm.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tia tử ngoại là bức xạ do vật có khối lượng riêng lớn bị kích thích phát ra.
  • B. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt người có thể thấy được.
  • C. Tia tử ngoại không bị thạch anh hấp thụ.
  • D. Tia tử ngoại không có tác dụng diệt khuẩn.

Câu 36: Sự đảo (hay đảo sắc) vạch quang phổ là:

  • A. sự đảo ngược, từ vị trí ngược chiều khe mây thành cùng chiều.
  • B. sự chuyển một sáng thành vạch tối trên nền sáng, do bị hấp thụ.
  • C. sự đảo ngược trật tự các vạch quang phổ.
  • D. sự thay đổi màu sắc các vạch quang phổ.

Câu 37: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,1 mH và tụ điện có điện dung biến thiên từ 2,5 nF đến 10 nF. Cho tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3. m/s. Máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng:

  • A. từ 18,84 m đến 56,52 m
  • B. từ 56,52 m đến 94,2 m
  • C. từ 942 m đến 1885 m
  • D. từ 188,4 m đến 565,2 m

Câu 38: Hoạt động của mạch chọn sóng của máy thu thanh dựa vào hiện tượng

  • A. truyền sóng điện từ
  • B. hấp thụ sóng điện từ
  • C. Giao thoa sóng điện từ
  • D. cộng dưởng điện từ

Câu 39: Chiếu đồng thời hai bức xạ λ1 = 0,23μm; λ2 = 0,35μm, các quang electron bật ra có vận tốc ban đầu cực đại là 106m/s. Giới hạn quang điện λ0 của kim loại là

  • A. 0,6μm.
  • B. 0,46μm.
  • C. 0,3μm.
  • D. 0,554μm.

Câu 40: Bước sóng dài nhất trong dãy Ban-me là 0,6560μm. Bước sóng dài nhất trong dãy Lai-man là 0,1220μm. Bước sóng dài thứ hai của dãy Lai-man là

  • A. 0,0528μm.
  • B. 0,1029μm.
  • C. 0,1112μm.
  • D. 0,1211μm
Xem đáp án
  • 5 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021