Trắc nghiệm vật lí 12 chương 4: Dao động và sóng điện từ (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 4: Dao động và sóng điện từ (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong mạch dao động điện từ, các đại lượng dao động điều hòa đồng pha với nhau là

  • A. điện tích của một bản tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện
  • B. cường độ dòng điện trong mạch và điện tích của bản tụ
  • C. năng lượng điện trường trong tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch
  • D. năng lượng từ trường của cuộn cảm và năng lượng điện trường trong tụ điện

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Điện trường tĩnh là điện trường có các đường sức điện xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
  • B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức điện là các đường cong kín.
  • C. Từ trường tĩnh là từ trường do nam châm vĩnh cửu đứng yên sinh ra.
  • D. Từ trường xoáy là từ trường có các đường sức từ là các đường cong kín.

Câu 3: Mạch dao động điện từ điều hoà LC có chu kì:

  • A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.
  • B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.
  • C. phụ thuộc vào cả L và C.
  • D. không phụ thuộc vào L và C.

Câu 4: Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Tần số dao động riêng của mạch thứ nhất là f1, của mạch thứ hai là f2 = 2f... Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q0 ) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là

  • A. 1/4
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 1/2

Câu 5: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 6kHz. Khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là f2 = 8kHz. Khi mắc C1 song song C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là:

  • A. 4,8kHz.
  • B. 7kHz.
  • C. 10kHz.
  • D. 14kHz.

Câu 6: Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 0,02 μF và cuộn dây có độ tự cảm L. Điện trở thuần của cuộn dây và các dây nối không đáng kể. Biết biểu thức của năng lượng từ trường trong cuộn dây là W = 10sin$^{2}$(2.10$^{6}$t) J. Xác định giá trị điện tích lớn nhất của tụ.

  • A. 8.10 C
  • B. 4.10 C
  • C. 2.10 C
  • D. 8.10 C

Câu 7: Khi mắc tụ C1 vào mạch dao động thì thu được sóng điện từ có λ = 100 m, khi thay tụ C bằng tụ C thì mạch thu được sóng λ = 75 m. Khi mắc hai tụ nối tiếp với nhau rồi mắc vào mạch thì bắt được sóng có bước sóng là

  • A. 40 m
  • B. 80 m
  • C. 60 m
  • D. 120 m

Câu 8: Ăng ten sử dụng một mạch dao động LC lý tưởng để thu sóng điện từ, trong đó cuộn dây có L không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Mỗi sóng điện từ đều tạo ra trong mạch dao động một suất điện động cảm ứng, xem rằng các sóng điện từ có biên độ cảm ứng từ đều bằng nhau. Khi điện dung của tụ điện C1 = 1μF thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng trong mạch do sóng điện từ tạo ra là E1 = 4,5μV, khi điện dung của tụ điện C2 = 9μF thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng do sóng điện từ tạo ra là:

  • A. E2 = 1,5 μV.
  • B. E2 = 2,25 μV.
  • C. E2 = 13,5 μV.
  • D. E2 = 9 μV.

Câu 9: Khung dao động điện từ gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,1 H và tụ điện có điện dung C = 10µF. Dao động điện từ trong khung là dao động điều hòa với cường độ dòng điện cực đại I0 = 0,05 A. Tính điện áp giữa hai bản tụ ở thời điểm i = 0,03 A và cường độ dòng điện trong mạch lúc điện tích trên tụ có giá trị q = 30 µC.

  • A. u = 4 V, i = 0,4 A.
  • B. u = 5 V, i = 0,04 A.
  • C. u = 4 V, i = 0,04 A.
  • D. u = 5 V, i = 0,4 A.

Câu 10: Sóng điện từ được ứng dụng trong thông tin liên lạc ở môi trường nước là

  • A. sóng dài.
  • B. sóng trung.
  • C. sóng ngắn.
  • D. sóng cực ngắn.

Câu 11: Một mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết cuộn cảm có độ tự cảm 2.10 H và tụ điện có điện dung 2.10$^{-10}$ C. Chu kì dao động trong mạch là:

  • A. 2π µs
  • B. 4π ms
  • C. 4π µs
  • D. 2π ms

Câu 12: Mạch dao động điện từ điều hoà LC có chu kì:

  • A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.
  • B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.
  • C. phụ thuộc vào cả L và C.
  • D. không phụ thuộc vào L và C.

Câu 13: Trong mạch dao động LC lí tưởng

  • A. năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch
  • B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch
  • C. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
  • D. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch

Câu 14: Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì:

  • A. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch
  • B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch
  • C. năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
  • D. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.

Câu 15: Một mạch dao động ở lối vào của máy thu thanh gồm tụ điện có điện dung thay đổi được từ 25 nF đến 600 nF và một cuộn cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Máy có thể thu được sóng điện từ có bước sóng từ 10 m đến 450 m. Giá trị của L thỏa mãn

  • A. 1,4.10 H ≤ L ≤ 1, 876.10 H
  • B. 1,126.10 H ≤ L ≤ 95.10$^{-7}$ H
  • C. 11,26.10 H ≤ L ≤ 95.10$^{-7}$ H
  • D. 1,126.10 H ≤ L ≤ 0,95.10$^{-7}$ H

Câu 16: Chọn phát biểu sai:

  • A. Sóng vô tuyến có bước sóng vài km được dùng trong thông tin liên lạc dưới nước.
  • B. Sóng mang là sóng vô tuyến có tần số rất lớn.
  • C. Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện từ.
  • D. Sự phát sóng điện từ không dựa vào hiện tượng công hưởng điện từ.

Câu 17: Kí hiệu các khối là: I. Tạo dao động cao tần. II. Tạo dao động âm tần. III. Khuyếch đại dao động. IV. Biến điệu. V. Tách sóng. Việc phát sóng điện từ ở đài phát phải qua các giai đoạn nào, ứng với thứ tự nào?

  • A. I, II, III, IV.
  • B. I, II, IV, III.
  • C. I, II, V, III.
  • D. I, II, V, IV.

Câu 18: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 1mH và một tụ điện có điện dung C = 0,1μF. Mạch thu được sóng điện từ có tần số là:

  • A. 31830,9Hz.
  • B. 15915,5Hz.
  • C. 503,292Hz.
  • D. 15,9155Hz.

Câu 19: Một khung dao động thực hiện dao động điện từ tự do không tắt trong mạch. Biểu thức hiệu điện thế giữa 2 bản tụ là: u = 60sin10000πt (V), tụ C = 1μF. Bước sóng điện từ và độ tự cảm L trong mạch là:

  • A. 6.10m; 0,1H.
  • B. 6.10m; 0,01H.
  • C. 6.10m; 0,001H.
  • D. 6.10m; 0,1H.

Câu 20: Dao động điện từ trong mạch dao động LC khi có điện trở thuần của dây nối và không có tác động điện hoặc từ với bên ngoài là

  • A. dao động tự do
  • B. dao động cưỡng bức
  • C. dao động tắt dần
  • D. sự tự dao động
Xem đáp án
  • 6 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021