Trắc nghiệm vật lí 12 chương 1: Dao động (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 1: Dao động (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc:
- A. tăng lên 2 lần.
- B. giảm đi 2 lần.
- C. tăng lên 4 lần.
- D. giảm đi 4 lần.
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hoà với chu kì 1,25 s và biên độ 5 cm. Tốc độ lớn nhất của chất điểm là:
- A. 25,1 cm/s.
- B. 2,5 cm/s.
- C. 63,5 cm/s.
- D. 6,3 cm/s.
Câu 3: Xét dao động tổng hợp cuả hai dao động thành phần có cùng phương và cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc
- A. Biên độ của dao động thành phần thứ nhất
- B. Biên độ của dao động thành phần thứ hai
- C. Tần số chung của hai dao động thành phần
- D. Độ lệch pha của hai dao động thành phần
Câu 4: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn, cách điện gồm vật nặng khối lượng 50g, tích điện và lò xo có độ cứng $k = 20 N/m$. Khi vật đang nằm cân bằng thì người ta tạo một điện trường đều $E = 10^{5} V/m$ trong không gian bao quanh con lắc có hướng dọc theo trục lò xo trong khoảng thời gian nhỏ $Δt = 0,01$ s và coi rằng trong thời gian này vật chưa kịp dịch chuyển. Sau đó con lắc dao động với biên độ là
- A. 10 cm
- B. 1 cm
- C. 2 cm
- D. 20 cm
Câu 5: Chọn phát biểu sai:
Trong tổng hợp dao động. Biên độ của dao động tổng hợp
- A. Cực đại khi độ lệch pha giữa hai dao động thành phần là 2π
- B. Cực tiểu khi độ lệch pha giữa hai dao động thành phần là π
- C. Phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần
- D. Phụ thuộc và độ lệch pha giữa hai dao động thành phần
Câu 6: Cho các nhận định về quá trình dao động điều hòa của con lắc đơn.
1. Khi quả nặng ở vị trí biên, lực căng dây treo có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật.
2. Độ lớn của lực căng dây treo con lắc luôn lớn hơn trọng lượng vật.
3. Chu kỳ dao động của con lắc không phụ thuộc vào biên độ dao động của nó.
4. Khi góc hợp bởi phương dây treo con lắc và phương thẳng đứng giảm, tốc độ của quả nặng sẽ giảm.
Các nhận định sai là
- A. 1, 4.
- B. 2, 4.
- C. 1, 2.
- D. 2, 3.
Câu 7: Một chất điểm M chuyển động với tốc độ 0,75 m/s trên đường tròn có đường kính bằng 0,5 m. Hình chiếu M’ của điểm M lên đường kính của đường tròn dao động điều hoà. Tại t = 0 s, M’ đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Khi t = 8 s hình chiếu M’ qua li độ
- A. -10,17 cm theo chiều dương
- B. -10,17 cm theo chiều âm
- C. 22,64 cm theo chiều dương
- D. 22.64 cm theo chiều âm
Câu 8: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 quả cầu nhỏ bằng sắt có khối lượng $m = 100 (g)$ có thể dao động không ma sát theo phương ngang $Ox$ trùng với trục của lò xo. Gắn vật m với một nam châm nhỏ có khối lượng $Δm = 300 (g)$ để hai vật dính vào nhau cùng dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Để $Δm$ luôn gắn với $m$ thì lực hút (theo phương $Ox$) giữa chúng không nhỏ hơn
- A. 2,5N
- B. 4N
- C. 10N
- D. 7,5N
Câu 9: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
- B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
- C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
- D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
Câu 10: Một con lắc đơn có chiều dài và khối lượng $m = 100g$. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc 60 rồi thả nhẹ cho dao động. Sau 20 chu kì thì biên độ góc chỉ còn là 30. Lấy $g = π^{2} = 10m/s^{2}$. Để con lắc dao động duy trì với biên độ góc 60 thì phải dùng bộ máy đồng hồ để bổ sung năng lượng có công suất trung bình là
- A. 0,77.
- B. 0,082.
- C. 17.
- D. 0,077.
Câu 11: Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 81 cm và 64 cm được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật nhỏ của hai con lắc đang ở vị trí cân bằng, đồng thời truyền cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Gọi là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau. Giá trị $Δt $ gần giá trị nào nhất sau đây?
- A. 8,12s.
- B. 2,36s.
- C. 7,20s.
- D. 0,45s.
Câu 12: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ rệt nhất khi
- A. tần số của lực cưỡng bức lớn
- B. lực ma sát của môi trường lớn.
- C. lực ma sát của môi trường nhỏ
- D. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ
Câu 13: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 . Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định, nằm ngang dọc theo trục của lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy $g = 10 m/s^{2}$. Tốc độ lớn nhất của vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là:
- A. 10 cm/s
- B. 20 cm/s
- C. 40 cm/s
- D. 40 cm/s
Câu 14: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ dài tự nhiên của lò xo là 22cm. Vật mắc vào lò xo có khối lượng . Khi hệ thống ở trạng thái cân bằng thì độ dài của lò xo là 24cm. Lấy $π^{2} = 10; g = 10m/s^{2}$. Tần số dao động của vật là
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 15: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động đều hòa theo phương ngang với phương trình . Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp con lắc có động năng bằng thế năng là 0,1 s. Lấy $π^{2}$ = 10. Khối lượng vật nhỏ bằng
- A. 40 g.
- B. 200 g.
- C. 100 g.
- D. 400 g.
Câu 16: Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1 m và vật nhỏ có khối lượng 100 g mang điện tích 2.10 C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.10$^{4}$ V/m. Trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vectơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với vectơ gia tốc trong trường g→ một góc 54° rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy $g = 10 m/s^{2}$. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là
- A. 0,59
- B. 3,41
- C. 2,87
- D. 0,50
Câu 17: Hai lò xo có độ cứng mắc nối tiếp, đầu trên mắc vào trần một toa xe lửa, đầu dưới mang vật m = 1kg. Khi xe lửa chuyển động với vận tốc 90km/h thì vật nặng dao động mạnh nhất. Biết chiều dài mỗi thanh ray là 12,5m,$k_{1} = 200N/m, π^{2}$ = 10. Coi chuyển động của xe lửa là thẳng đều. Độ cứng $k_{2}$ bằng:
- A. 160.
- B. 40.
- C. 800.
- D. 80.
Câu 18: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 100g và lò xo nhẹ có độ cứng 0.01. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo giãn 10cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động lực cản tác dụng lên vật có độ lớn không đổi 10-3N. Lấy $π^{2}$= 10. Sau 21,4s dao động, tốc độ lớn nhất của vật chỉ có thể là:
- A. 58
- B. 57
- C. 56
- D. 54
Câu 19: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể, có , treo quả nặng có khối lượng 100g. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương của trục tọa độ Ox thẳng đứng xuống dưới. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 3cm. Lấy $g = 10m/s^{2}$. Công của lực đàn hồi khi vật di chuyển theo chiều dương từ vị trí có tọa độ $x_{2}$ = 1cm đến vị trí $x_{2}$ = 3cm.
- A. -4J
- B. -0,04J
- C. -0,06J
- D. 6J
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
- A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
- B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
- C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
- D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của ngoại lực.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 38: Phản ứng phân hạch
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 34: Sơ lược về laze
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 7: Hạt nhân nguyên tử (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 3: Con lắc đơn (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 5: Sóng ánh sáng (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 4: Dao động và sóng điện từ (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 1: Dao động điều hoà (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 7: Hạt nhân nguyên tử (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 2: Sóng cơ và sóng âm (P3)
- Trắc nghiệm lí 12 bài 8: Giao thoa sóng cơ (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì II (P5)