Trắc nghiệm vật lý 12 bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 12 bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Sóng ánh sáng là sóng ngang. :
- B. Tia Rơn-ghen và tia gamma đều không thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.
- C. Các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ vạch.
- D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ.
Câu 2: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
- B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
- C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.
- D. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.
Câu 3: Tia tử ngoại
- A. không có tác dụng nhiệt
- B. cũng có tác dụng nhiệt
- C. không làm đen phim ảnh
- D. làm đen phim ảnh, nhưng không làm đen mạnh bằng ánh sáng nhìn thấy
Câu 4: Nguồn nào sau đây phát ra tia tử ngoại mạch nhất so với các nguồn còn lại?
- A. Lò sưởi điện
- B. Hồ quang điện
- C. Lò vi sóng
- D. Đèn ống
Câu 5: Tìm phát biểu sai
- A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ
- B. Tia tử ngoại có thể làm phát quang một số chất
- C. Tia X có tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng
- D. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh
Câu 6: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại không có cùng tính chất nào sau đây?
- A. Bị nước hấp thụ mạnh.
- B. Có thể gây ra hiện tượng quang điện trong.
- C. Gây ra một số phản ứng hoá học.
- D. Có tác dụng lên một số phim ảnh.
Câu 7: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều
- A. là sóng điện từ có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy
- B. có khả năng ion hóa được chất khí
- C. có khả năng giao thoa, nhiễu xạ
- D. bị lệch trong điện trường và từ trường
Câu 8: Tích chất nào sau đây không phải của tia hồng ngoại?
- A. không có khả năng gây hiệu ứng quang điện trong đối với các chất bán dẫn
- B. có tác dụng nhiệt
- C. có thể tác dụng lên một số loại kính ảnh
- D. không nhìn thấy được
Câu 9: Tia từ ngoại
- A. không làm đen kính ảnh
- B. không bị nước hấp thu
- C. có tác dụng nhiệt
- D. truyền được qua kim loại
Câu 10: Nguồn không phát ra tia tử ngoại là
- A. Mặt Trời
- B. Hồ quang điện
- C. Đèn cao áp thủy ngân
- D. Bếp điện
Câu 11: Khi nói về tia hồng ngoại và tia từ ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có khả năng ion hóa chất khí như nhau.
- B. Nguồn phát ra tia tử ngoại thì không thể phát ra tia hồng ngoại.
- C. Tia hồng ngoại gây ra hiện tượng quang điện còn tia tử ngoại thì không.
- D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Tia hồng ngoại và tử ngoại đều có thể làm đen kính ảnh.
- B. Tia hồng ngoại và tử ngoại có cùng bản chất.
- C. Tia tử ngoại có tần số lớn hơn tia hồng ngoại.
- D. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại.
Câu 13: Tính chất nổi bật của tia X là
- A. tác dụng mạnh lên kính ảnh
- B. làm phát quang một số chất.
- C. làm ion hóa không khí.
- D. khả năng đâm xuyên mạnh.
Câu 14: Tìm phát biểu sai về tia hồng ngoại và tia tử ngoại
- A. Đều có cùng tốc độ trong chân không
- B. Đều có tác dụng lên kính ảnh
- C. Đều không nhìn thấy bằng mắt thường
- D. Đều có tác dụng làm phát quang một số chất
Câu 15: Chọn phát biểu đúng:
- A. Tia tử ngoại không có tác dụng nhiệt.
- B. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang nhiều chất khi nó chiếu vào.
- C. Có thể dùng tia hồng ngoại để tiệt trùng nông sản, thực phẩm.
- D. Vật có nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ môi trường thì không phát ra tia hồng ngoại.
Câu 16: Tia tử ngoại không được ứng dụng để
- A. dò tìm khuyết tật bên trong sản phẩm làm bằng kim loại
- B. dò khuyết tật trên bề mặt sản phẩm kim loại
- C. gây ra hiện tượng quang điện
- D. làm ion hóa khí
Câu 17: Cơ thể con người
- A. không phát ra bức xa nào cả.
- B. phát ra bức xạ thuộc vùng hồng ngoại.
- C. phát ra bức xạ thuộc vùng sóng cực ngắn.
- D. có thể phát ra các bức xạ thuộc vùng tử ngoại.
=> Kiến thức Giải bài 27 vật lí 12: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Trắc nghiệm vật lý 12 bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 5: Sóng ánh sáng (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 13: Các mạch điện xoay chiều
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 11)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 37: Phóng xạ (P1)
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 3)
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 6)
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 12)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 15: Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài Kiểm tra học kì I
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 4: Dao động và sóng điện từ (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 2: Sóng cơ và sóng âm (P1)