Trắc nghiệm vật lí 12 chương 2: Sóng cơ và sóng âm (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 2: Sóng cơ và sóng âm (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng khi nói về khái niệm bước sóng.
- A. Quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1s
- B. Khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha
- C. Khoảng cách gần nhất giữa hai phần tử sóng trên phương truyền sóng dao động cùng pha
- D. Khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau của mỗi phần tử của sóng
Câu 2: Sóng dọc là sóng có phương dao động
- A. nằm ngang.
- B. trùng với phương truyền sóng.
- C. vuông góc với phương truyền sóng.
- D. thẳng đứng.
Câu 3: Một lá thép mỏng, một đầu giữ cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì bằng 0,05 s. Âm do lá thép phát ra:
- A. là siêu âm.
- B. là âm nghe được.
- C. truyền được trong chân không.
- D. là hạ âm.
Câu 4: Sóng dọc là sóng cơ
- A. chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.
- B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
- C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
- D. không truyền được trong chất rắn.
Câu 5: Độ cao của âm phụ thuộc vào
- A. biên độ dao động của nguồn âm
- B. tần số của nguồn âm
- C. độ đàn hồi của nguồn âm
- D. đồ thị dao động của nguồn âm
Câu 6: Tốc độ truyền sóng là tốc độ
- A. dao động của các phần tử vật chất.
- B. dao động của nguồn sóng.
- C. truyền năng lượng sóng.
- D. truyền pha của dao động.
Câu 7: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động đều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đai nằm trên đoạn thẳng AB là
- A. 9cm.
- B. 12cm.
- C. 6cm.
- D. 3cm.
Câu 8: Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm:
- A. độ to của âm
- B. độ cao của âm
- C. âm sắc của âm
- D. mức cường độ âm
Câu 9: Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai
- A. siêu âm có thể truyền được trong chất rắn
- B. siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz
- C. siêu âm có thể truyền được trong chân không
- D. siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản
Câu 10: Trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm, có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AB = 100 m, AC = 250 m. Khi đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất P thì mức cường độ âm tại B là 100 dB. Bỏ nguồn âm tại A, đặt tại B một nguồn điểm phát âm công suất 3P thì mức cường độ âm tại A và C là
- A. 103 dB và 99,5 dB
- B. 105 dB và 101 dB.
- C. 103 dB và 96,5 dB.
- D. 100 dB và 99,5 dB.
Câu 11: Đầu A của một sợi dây AB được nối với nguồn dao động nhỏ để tạo ra sóng dừng trên dây với A xem là nút. Khi thay đổi tần số của nguồn, thấy rằng tần số nhỏ nhất để tạo sóng dừng là 100 Hz, tần số liền kề để vẫn tạo sóng dừng là 200 Hz. Chọn câu đúng.
- A. Đầu B cố định.
- B. Đầu B tự do.
- C. Đề bài đưa ra không thể xẩy ra.
- D. Đề bài chưa đủ dữ kiện để kết luận.
Câu 12: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, hai nguồn sóng có cùng tần số 30 Hz và cùng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 3 m/s. Một điểm M trên mặt chất lỏng cách hai nguồn sóng là 40 cm và 60 cm. Tính từ đường trung trực thì vân đi qua M là
- A. vân cực tiểu thứ nhất
- B. vân cực đại thứ nhất
- C. vân cực tiểu thứ hai
- D. vân cực đại thứ hai
Câu 13: Trong sóng cơ, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng và dao động cùng pha gọi là
- A. chu kì sóng.
- B. tần số truyền sóng.
- C. bước sóng.
- D. vận tốc truyền sóng.
Câu 14: Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L; khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9 m thì mức cường độ âm thu được là L – 20 (dB). Khoảng cách d là
- A. 8 m
- B. 1 m
- C. 9 m
- D. 10 m
Câu 15: Một sóng cơ lan truyền từ M đến N với bước sóng 8 cm, biên độ 4 cm, tần số 2 Hz, khoảng cách MN = 2 cm. Tại thời điểm t phần tử vật chất tại M có li độ 2 cm và đang giảm thì phần tử vật chất tại N có:
- A. li độ 2 cm và đang giảm.
- B. li độ 2 cm và đang giảm.
- C. li độ 2 cm và đang tăng.
- D. li độ -2 cm và đang tăng.
Câu 16: Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường
- A. dao động cùng pha là một phần tư bước sóng
- B. gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng
- C. dao động ngược pha là một phần tư bước sóng
- D. gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng
Câu 17: Một ống sáo dài 0,6 m được bịt kín một đầu một đầu để hở. Cho rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 300 m/s. Hai tần số cộng hưởng thấp nhất khi thổi vào ống sáo là:
- A. 125 Hz và 250 Hz.
- B. 125 Hz và 375 Hz.
- C. 250 Hz và 750 Hz.
- D. 250Hz và 500Hz.
Câu 18: Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng, Biết phương trình sóng tại N là uN = 0,08 (m) thì phương trình sóng tại M là:
- A. uM = 0,08(m).
- B. uM = 0,08 (m).
- C. uM = 0,08 (m).
- D. uM = 0,08 (m)
Câu 19: Tại hai điểm MN trên phương truyền sóng cách nhau 4 cm có phương trình lần lượt như sau: uM= 2 cm; uN= 2 cm. Hãy xác định sóng truyền như thế nào?
- A. Truyền từ N đến M với vận tốc 96m/s
- B. Truyền từ N đến M với vận tốc 0,96m/s
- C. Truyền từ M đến N với vận tốc 96m/s
- D. Truyền từ M đến N với vận tốc 0,96m/s
Câu 20: Tại điểm O trong lòng đất đang xảy ra dư chấn của một trận động đất. Ở điểm A trên mặt đất có một trạm quan sát địa chấn. Tại thời điểm to, một rung chuyển ở O, tạo ra hai sóng cơ (một sóng dọc và một sóng ngang) truyền thẳng đến A và tới A ở hai thời điểm cách nhau 5 s. Biết tốc độ truyền sóng dọc và sóng ngang trong lòng đất lần lượt là 8000 m/s và 5000 m/s. Khoảng cách OA bằng
- A. 66,7 km
- B. 15 km
- C. 115 km
- D. 75,1 km
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 4: Dao động và sóng điện từ (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 39: Phản ứng nhiệt hạch
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 25: Giao thoa ánh sáng (P2)
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 5)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 6: Lượng tử ánh sáng (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 28: Tia X (P1)
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 4)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 13: Các mạch điện xoay chiều
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức