Trắc nghiệm vật lí 12 chương 1: Dao động (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 1: Dao động (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dao động cơ học là
- A. chuyển động tuần hoàn quanh một vị trí cân bằng.
- B. chuyển động lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân bằng.
- C. chuyển động đung đưa nhiều lần quanh vị trí cân bằng.
- D. chuyển động thẳng biến đổi quanh một vị trí cân bằng.
Câu 2: Đối với dao động cơ, hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của lực cưỡng bức
- A. rất nhỏ so với tần số riêng của hệ.
- B. bằng chu kỳ riêng của hệ.
- C. bằng tần số riêng của hệ
- D. rất lớn so với tần số riêng của hệ.
Câu 3: Con lắc lò xo gồm vật m và lò xo k dao động điều hòa, khi mắc thêm vào vật m một vật khác có khối lượng gấp 3 lần vật m thì chu kì dao động của chúng
- A. tăng lên 3 lần
- B. giảm đi 3 lần
- C. tăng lên 2 lần
- D. giảm đi 2 lần
Câu 4: Ta có thể tổng hợp hai dao động thành phần khi hai dao động này:
- A. Cùng phương, cùng tần số
- B. Cùng biên độ và cùng tần số
- C. Cùng tần số và có độ lệch pha không đổi
- D. Cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian
Câu 5: Khi nói về dao động cưỡng bức phát biểu nào sau đây đúng:
- A. dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
- B. dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức
- C. biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức
- D. dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức
Câu 6: Một con lắc lò xo gồm một quả nặng có khối lượng và một lò xo có độ cứng $k = 40 N/m$. Người ta kéo quả nặng ra khỏi VTCB một đoạn bằng 8cm và thả cho nó dao động. Phương trình dao động của quả nặng là
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 7: Trong phương trình dao động điều hoà , mét (m) là thứ nguyên của đại lượng
- A. Biên độ
- B. Tần số góc ω.
- C. Pha dao động (ωt + φ).
- D. Chu kỳ dao động T.
Câu 8: Xét dao động tổng hợp cuả hai dao động thành phần có cùng phương và cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc
- A. Biên độ của dao động thành phần thứ nhất
- B. Biên độ của dao động thành phần thứ hai
- C. Tần số chung của hai dao động thành phần
- D. Độ lệch pha của hai dao động thành phần
Câu 10: Một vật dao động điều hoà theo phương trình (cm), tần số dao động của vật là
- A. f = 6 Hz
- B. f = 4 Hz
- C. f = 2 Hz
- D. f = 0,5 Hz
Câu 11: Một vật dao động điều hoà theo phương trình , vận tốc của vật tại thời điểm t = 7,5s là:
- A. v = 0 cm/s
- B. v = 75,4 cm/s
- C. v = - 75,4 cm/s
- D. v = 6 cm/s.
Câu 12: Một chất điểm M chuyển động với tốc độ 0,75 m/s trên đường tròn có đường kính bằng 0,5 m. Hình chiếu M’ của điểm M lên đường kính của đường tròn dao động điều hoà. Tại t = 0 s, M’ đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Khi t = 8 s hình chiếu M’ qua li độ
- A. -10,17 cm theo chiều dương
- B. -10,17 cm theo chiều âm
- C. 22,64 cm theo chiều dương
- D. 22.64 cm theo chiều âm
Câu 13: Con lắc lò xo treo vào giá cố định, khối lượng vật nặng là . Con lắc dao động điều hoà theo phương trình $x = \cos (10\sqrt{5}t) cm$. Lấy $g = 10 m/s^{2}$. Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu tác dụng lên giá treo có giá trị là
- A. Fmax = 1,5 N; Fmin = 0,5 N
- B. Fmax = 1,5 N; Fmin = 0 N
- C. Fmax = 2 N; Fmin = 0,5 N
- D. Fmax = 1 N; Fmin = 0 N.
Câu 14: Một vật đồng thời thực hiện ba dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số tương ứng là (1), (2) và (3). Dao động (1) ngược pha và có năng lượng gấp đôi dao động (2). Dao động tổng hợp (13) có năng lượng là 3W. Dao động tổng hợp (23) có năng lượng W và vuông pha với dao động (1). Dao động tổng hợp của vật có năng lượng gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A. 2,7W
- B. 3,3W
- C. 2,3W
- D. 1,7W
Câu 15: Trong dao động điều hoà của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc.
- B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
- C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
- D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Câu 16: Một con lắc đơn có chu kỳ T = 2s khi đặt trong chân không. Quả lắc làm bằng một hợp kim khối lượng riêng . Tính chu kỳ T' của con lắc khi đặt con lắc trong không khí; sức cản của không khí xem như không đáng kể, quả lắc chịu tác dụng của sức đẩy Archimède, khối lượng riêng của không khí là $D_{0}$ = 1,3 g/lít
- A. 2,00024 s
- B. 2,00015 s
- C.1,99993 s
- D.1,99985 s
Câu 17: Một lò xo nhẹ, dài tự nhiên 20 cm, dãn ra 1 cm dưới tác dụng của lực kéo 0,1 N. Đầu trên của lò xo gắn vào điểm O, đầu dưới treo vật nặng 10 g. Hệ đang đứng yên. Quay lò xo quanh trục thẳng đứng qua O với một tốc độ góc không đổi, thì thấy trục lò xo làm với phương thẳng đứng góc 60°. Lấy . Chiều dài của lò xo và tốc độ quay xấp xỉ bằng
- A. 20 cm; 15 vòng/s
- B. 22 cm; 15 vòng/s
- C. 20 cm; 1,5 vòng/s
- D. 22 cm; 1,5 vòng/s
Câu 18: Một chất điểm M chuyển động với tốc độ 0,75 m/s trên đường tròn có đường kính bằng 0,5 m. Hình chiếu M’ của điểm M lên đường kính của đường tròn dao động điều hoà. Tại t = 0 s, M’ đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Khi t = 8 s hình chiếu M’ qua li độ
- A. -10,17 cm theo chiều dương
- B. -10,17 cm theo chiều âm
- C. 22,64 cm theo chiều dương
- D. 22.64 cm theo chiều âm
Câu 19: Một lò xo nhẹ, hệ số đàn hồi 100 đặt nằm ngang, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn với quả cầu nhỏ có khối lượng $m$ = 0,5 (kg) và $m$ được gắn với một quả cầu giống hệt nó. Hai vật cùng dao động điều hòa theo trục nằm ngang $Ox$ với biên độ 4 (cm) (ban đầu lò xo nén cực đại). Chỗ gắn hai vật sẽ bị bong nếu lực kéo tại đó (hướng theo $Ox$) đạt đến giá trị 1 (N). Vật $Δm$ có bị tách ra khỏi $m$ không? Nếu có thì ở vị trí nào ?
- A. Vật không bị tách ra khỏi m.
- B. Vật bị tách ra khỏi m ở vị trí lò xo dãn 4 cm.
- C. Vật bị tách ra khỏi m ở vị trí lò xo nén 4 cm.
- D. Vật bị tách ra khỏi m ở vị trí lò xo dãn 2 cm.
Câu 20: Một con lắc đơn được treo vào trần của một xe ô tô đang chuyển động trên một đoạn đường nằm ngang. Chu kỳ dao động của con lắc đơn trong trường hợp xe chuyển động thẳng đều là , khi xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a là $T_{2}$ và khi xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn a là $T_{3}$. Biểu thức nào sau đây đúng?
- A.
- B.
- C.
- D.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 21: Điện từ trường
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài Kiểm tra học kì I
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 8: Giao thoa sóng cơ (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 28: Tia X (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 9: Sóng dừng
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 24: Tán sắc ánh sáng (P2)