Trắc nghiệm vật lí 7 bài 18: Hai loại điện tích
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 18 vật lí 7: Hai loại điện tích Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Các vật nhiễm……… thì hút nhau
- A. Cùng điện tích dương
- B. Cùng điện ích âm
- C. Điện tích cùng loại
- D. Điện tích khác loại
Câu 2: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa như hình 7.2. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
- B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện
- C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện
- D. Qủa cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
Câu 3: Chọn phát biểu đúng. Một nguyên tử trung hòa về điện khi:
- A. Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân
- B. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích âm của hạt nhân
- C. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối lớn hơn điện tích dương của hạt nhân
- D. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối nhỏ hơn điện tích dương của hạt nhân
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Trong cấu tạo nguên tử, hạt nhân và electron có điện tích:
- A. Cùng loại
- B. Như nhau
- C. Khác loại
- D. Bằng nhau
Câu 5: Chọn câu phát biểu sai
- A. Nguyên tử được cấu tạo bởi bạt nhân và các electron
- B. Hạt nhân có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
- C. Hạt nhân mang điện tích dương
- D. Các electron mang điện tích âm và có thể dịch chuyển ừ nguyên tử này sang nguyên tử khác
Câu 6: Chọn câu phát biểu sai
- A. Các vật bị nhiễm điện là các vật có mang điện tích
- B. Các vật trung hòa điện là các vậ không có điện tích
- C. Nguyên tử nào cũng có điện tích
- D. Các vật tích điện là các vật có điện tích
Câu 7: Chọn câu giải thích đúng. Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ?
- A. Vì thanh nhựa chưa bị nhiễm điện
- B. Vì thanh nhựa trung hòa về điện
- C. Vì mẩu giấy trung hòa về điện
- D. Cả ba câu đều đúng
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô
- A. Điện tích âm di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải
- B. Điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
- C. Điện tích dương di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải
- D. Điện tích dương di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì
- A. Thanh thủy tinh mất bớt electron
- B. Thanh thủy tinh nhận thêm electron
- C. Thanh thủy tinh nhiễm điện âm
- D. Lụa nhiễm điện dương
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Một vật …………… nếu nhận thêm electron, …………… nếu mất bớt elctron
- A. Nhiễm điện dương, nhiễm điện âm
- B. Nhiễm điện âm, nhiễm điện dương
- C. Nhiễm điện dương, trung hòa điện
- D. Trung hòa điện, nhiễm điện âm
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng. Một quả cầu A có điện tích dương, quả cầu B trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì
- A. Chúng đẩy nhau
- B. Chúng hút nhau
- C. Không hút cũng không đẩy nhau
- D. Vừa hút vừa đẩy nhau
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng. Khi nối một quả cầu A có điện tích dương với một quả cầu B rung hòa điện thì
- A. Electron dịch chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A
- B. Electron dịch chuyển từ quả cầu A sang quả cầu B
- C. Electron không dịch chuyển
- D. Cả ba câu đều sai
Câu 13: Chọn câu giải thích đúng. Trong công nghệ sơn tĩnh điện, người ta làm cho sơn bị nhiễm điện và vật cần sơn nhiễm điện khác loại. Vì sao họ làm như vậy?
- A. Do nhiễm điện khác loại nên các hạt sơn sẽ hút chặt vào vật cần sơn, làm cho lớp sơn có độ bền
- B. Các hạt sơn do nhiễm điện khác loại nên sẽ đẩy nhau, vì vậy lớp sơn sẽ được mỏng, tiết kiệm sơn và sơn được đều hơn
- C. Cả hai lí do trên
- D. Một lí do khác
Câu 14: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Điện tích dương được kí hiệu bằng……………., điện tích âm kí hiệu bằng…………………
- A. Dấu cộng, dấu trừ
- B. Dấu trừ, dấu cộng
- C. Dấu gạch chéo, dấu trừ
- D. Dấu cộng, dấu chấm
Câu 15: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Một nguyên tử khi nhận thêm electron thì gọi là………………….
- A. Nguyên tử trung hòa
- B. Ion dương
- C. Ion âm
- D. Cả ba câu đều sai
Câu 16: Chọn câu trả lời đúng. Trong nguyên tử:
- A. Các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
- B. Các electron mang điện dương chuyển động quanh hạt nhân
- C. Các electron mang điện âm đứng yên xung quanh hạt nhân
- D. Các electron mang điện dương đứng yên xung quanh hạt nhân
Câu 17: Chọn câu sai
- A. Khi cọ xát hai vật với nhau hì cả hai vật đều bị nhiễm điện
- B. Sau khi cọ xát với nhau thì hai vật mang điện tích trái dấu nhau
- C. Khi cọ xát hhai vật với nhau thì có sự dịch chuyển của các electron từ vật này sang vật kia
- D. Khi cọ xát hai vật với nhau, có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương từ vật này sang vật kia
Câu 18: Chọn câu sai
- A. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác
- B. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
- C. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
- D. Một vật trung hòa điện nếu nhận thêm một electron sẽ sinh ra một proton trong hạt nhân để trung hòa về điện
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 8: Gương cầu lõm
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 10: Nguồn âm
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 7: Gương cầu lồi
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 29: An toàn khi sử dụng điện
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 25: Hiệu điện thế
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P5)