Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây là vật sáng?
- A. Đèn dầu đang cháy
- B. Vỏ hộp sữa sáng chói dưới trời nắng
- C. Mặt Trăng
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Trên hình vẽ biểu diễn các tia sáng, mũi tên cho ta biết điều gi?
- A. Ánh sáng đang chuyển động
- B. Ánh sáng mạnh hay yếu
- C. Ánh sáng truyền đi nhanh hay chậm
- D. Hướng truyền của ánh sáng
Câu 3: Khi đứng ở vị trị bóng tối hay bóng nửa tối ta mới quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần. Vì sao lại khẳng định như vậy?
- A. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng nửa tối ta có thể nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
- B. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
- C. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
- D. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta sẽ nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
Câu 4: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?
- A. Ngọn nến sáng yếu hơn
- B. Ngọn nến sáng mạnh hơn
- C. Không có gì khác
- D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến
Câu 5: Chọn góc đo thích hợp để điền vào chỗ trống: Khi tia tới có góc tới ............... thì tia phản xạ gần như thẳng hàng với tia tới.
- A. i = 600
- B. i = 900
- C. i = 300
- D. i = 450
Câu 6: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
- A. r = 90°
- B. r = 45°
- C. r = 180°
- D. r = 0°
Câu 7: Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng?
- A. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.
- B. Ảnh tạo bời gương cầu lồi bằng ảnh tạo bởi gương phăng.
- C. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.
- D. Không thể so sánh được.
Câu 8: Vì sao nhờ có gương phản xạ, đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng đi xa? Khoanh tròn câu trả lời đúng.
- A. Vì gương hắt ánh sáng trở lại
- B. Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn
- C. Vì đó là gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song
- D. Vì nhờ có gương ta nhìn thấy những vật ở xa
Câu 9: Hãy chọn câu đúng trong các câu dưới đây
- A. Gương cầu lõm cho ảnh nhỏ hơn vật tuy nhiên càng đưa vật ra xa thì kích thước của ảnh càng tăng
- B. Gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật tuy nhiên càng đưa vật ra xa kích thước của ảnh càng nhỏ
- C. Nếu dịch vật ra xa gương cầu lõm, cách gương một khoảng lớn hơn bán kính của gương thì gương cầu lõm sẽ cho ảnh thật nhỏ hơn vật và ngược chiều
- D. Ảnh qua gương cầu lõm bao giờ cũng là ảnh ảo
Câu 10: Ta nhìn thấy quyển sách màu đỏ vì
- A. Bản thân quyển sách có màu đỏ
- B. Quyển sách là một vật sáng
- C. Quyển sách là một nguồn sáng
- D. Có ánh sáng đỏ từ quyển sách truyền đến mắt ta
Câu 11: Các chùm sáng nào ở hình vẽ dưới đây là chùm sáng hội tụ?
- A. Hình a và b
- B. Hình a và c
- C. Hình b và c
- D. Hình a, c và d
Câu 12: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:
- A. Ánh sáng không mạnh lắm
- B. Nguồn sáng to
- C. Màn chắn ở xa nguồn
- D. Màn chắn ở gần nguồn.
Câu 13: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu?
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 14: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?
- A. Màn hình tivi
- B. Mặt hồ nước trong
- C. Mặt tờ giấy trắng
- D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat
Câu 15: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 16: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
- A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
- B. Khi S’ là nguồn sáng
- C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
- D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.
Câu 17: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:
- A. 54cm
- B. 45cm
- C. 27cm
- D. 37cm
Câu 18: Gương cầu lồi có cấu tạo là:
- A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
- B. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.
- C. mặt cầu lồi trong suốt.
- D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng
Câu 19: Phương án nào là sai trong các phương án sau đây?
Tác dụng của gương cầu lõm là
- A. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.
- B. Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
- C. Tạo ảnh ảo lớn hơn vật.
- D. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ phân kì.
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây sai?
- A. Khi vật đặt từ một khoảng cách nào đó trở ra xa thì gương cầu lõm không tạo ra ảnh ảo trong gương.
- B. Ảnh mà mắt nhìn thấy trong gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn, vì đó là ảnh ảo.
- C.Một vật chỉ khi đặt gần gương cầu lõm thì gương mới tạo được ảnh ảo.
- D. Bất kì vật đặt ở vị trí nào, gương cầu lõm cũng tạo ra ảnh ảo.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 19: Dòng điện Nguồn điện
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P2)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 7: Gương cầu lồi
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 17
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 23