Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút hay đẩy chúng?Tại sao?
- A. Đẩy, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
- B. Hút, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
- C. Hút, vì các vụn giấy bị nhiễm điện
- D. Đẩy, vì vụn giấy bị nhiễm điện
Câu 2: Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao?
- A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.
- B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.
- C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên.
- D. Do cọ xát mạnh.
Câu 3: Chọn câu giải thích đúng. Trong công nghệ sơn tĩnh điện, người ta làm cho sơn bị nhiễm điện và vật cần sơn nhiễm điện khác loại. Vì sao họ làm như vậy?
- A. Do nhiễm điện khác loại nên các hạt sơn sẽ hút chặt vào vật cần sơn, làm cho lớp sơn có độ bền
- B. Các hạt sơn do nhiễm điện khác loại nên sẽ đẩy nhau, vì vậy lớp sơn sẽ được mỏng, tiết kiệm sơn và sơn được đều hơn
- C. Cả hai lí do trên
- D. Một lí do khác
Câu 4: Chọn câu sai
- A. Khi cọ xát hai vật với nhau hì cả hai vật đều bị nhiễm điện
- B. Sau khi cọ xát với nhau thì hai vật mang điện tích trái dấu nhau
- C. Khi cọ xát hhai vật với nhau thì có sự dịch chuyển của các electron từ vật này sang vật kia
- D. Khi cọ xát hai vật với nhau, có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương từ vật này sang vật kia
Câu 5: Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:
- A. không hút, không đẩy nhau
- B. hút lẫn nhau
- C. vừa hút vừa đẩy nhau
- D. đẩy nhau
Câu 6: Tại sao có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn?
- A. vì đinamô là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
- B. vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện.
- C. vì còn có một dây điện ngầm bên trong khung xe đạp nối giữa đinamô và bóng đèn.
- D. vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nữa nối giữa đinamô và bóng đèn.
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng:Hiện nay, trong các thiết bị điện dùng trong gia đình, chất cách điện được dùng nhiều nhất là loại vật liệu nào?
- A. Gỗ
- B. Sứ
- C. Nhựa
- D. Cao su
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây sai? Vật cách điện là vật:
- A. không có khả năng nhiễm điện
- B. không cho dòng điện chạy qua
- C. không cho điện tích chạy qua
- D. không cho electron chạy qua
Câu 9: Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có bộ phận nào sau đây?
- A. Cầu chì
- B. Bóng đèn
- C. Nguồn điện
- D. Công tắc
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:
- A. Bàn ủi
- B. Máy sấy tóc
- C. Lò nướng điện
- D. Cả A, B,C đều đúng
Câu 11: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?
- A. Tác dụng hóa học
- B. Tác dụng từ
- C. Tác dụng sinh lí
- D. Tác dụng nhiệt
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng: Để đo cường độ dòng điện 15 mA, nên chọn Ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất?
- A. 2 mA
- B. 20 mA
- C. 200 mA
- D. 2 A
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng: Ở các chốt nối dây của ampe kế thường có ghi kí hiệu (+) và (-)
- A. Kí hiệu (+) là nối với cực âm của nguồn điện
- B. Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện
- C. Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện
- D. Câu B và C đúng
Câu 14: Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh trên vôn kế có giới hạn đo:
- A. Điện một chiều (DC), GHĐ bằng 220 V
- B. Điện xoay chiều (AC), GHĐ nhỏ hơn 220 V
- C. Điện một chiều (DC), GHĐ lớn hơn 220 V
- D. Điện xoay chiều (AC), GHĐ lớn hơn 220 V
Câu 15: Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế thấp hơn hiệu điện thế định mức không nhiều lắm thì bóng đèn sẽ hoạt động như thế nào?
- A. Sáng yếu hơn bình thường.
- B. Sáng mạnh hơn bình thường.
- C. Bị hỏng vì dây tóc nóng chảy và bị đứt.
Câu 16: Khi có hiện tượng đoản mạch thì xảy ra điều gì?
- A. Hiệu điện thế không đổi.
- B. Hiệu điện thế tăng vọt.
- C. Cường độ dòng điện tăng vọt.
- D. Cường độ dòng điện không đổi.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện Dòng điện trong kim loại
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P4)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 21: Sơ đồ mạch điện Chiều dòng điện Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 21 có đáp án
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 11: Độ cao của âm