Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
- A. Ngọn nến đang cháy
- B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
- C. Mặt trời
- D. Đèn ống đang sáng
Câu 2: Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi:
- A. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt
- B. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt
- C. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt
- D. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng
- A. Chùm tia phân kì là chùm sáng phát ra từ nguồn điểm
- B. Chùm tia hội tụ là chùm sáng mà trong đó các tia sáng đồng qui tại một điểm
- C. Chùm tia song song là chùm gồm các tia sáng song song coi như phát ra từ vật ở xa
- D. A, B, C đều đúng
Câu 4: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
- A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
- B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
- C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
- D. Khi Mặt Trăng che khuât Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.
Câu 5 : Ta không nhìn thấy được một vật là vì:
- A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng
- B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta
- C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng
- D. Các câu trên đều đúng
Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng?
- A. Trong môi trường trong suốt
- B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
- C. Trong môi trường đồng tính
- D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính
Câu 7: Chọn câu đúng
- A. Chùm sáng song song gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
- B. Chùm sáng càng xa càng loe rộng ra được gọi là chùm phân kì
- C. Chùm sáng xuất phát từ bóng đèn tròn là chùm hội tụ
- D. Chùm sáng xuất phát từ bóng đèn dài là chùm sáng song song
Câu 8: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?
- A. Ngọn nến sáng yếu hơn
- B. Ngọn nến sáng mạnh hơn
- C. Không có gì khác
- D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến
Câu 9: Chọn một phát biểu đúng về mối liên hệ giữa tia tới và tia phản xạ.
- A. Khi tia tới có góc tới i = 00 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới.
- B. Khi tia tới có góc tới i = 450 thì tia phản xạ có phương vuông góc với tia tới.
- C. Khi tia tới có góc tới i = 900 thì tia phản xạ gần như thẳng hàng với tia tới.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
- A. r = 90°
- B. r = 45°
- C. r = 180°
- D. r = 0°
Câu 11: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng?
- A. Hứng được trên màn hình và lớn bằng vật
- B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật
- C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
- D. Hứng được được trên màn và lớn hơn vật
Câu 12: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?
- A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật
- B. Không hứng được trên màn
- C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
- D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 13: Vận tốc ánh sáng khi truyền trong không khí có giá trị bằng 300 000 000 m/s, khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất khoảng 150 000 000 km. Thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất là:
- A. 5 s
- B. 50 s
- C. 500 s
- D. 5000 s
Câu 14: Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng?
- A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.
- B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.
- C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
- D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Câu 15: Vì sao trên ô tô trên xe máy, người ta không gắn gương cầu lõm để cho người lái xe quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe?
- A. Vì ảnh không rõ nét.
- B. Vì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảo.
- C. Vì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần.
- D. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt.
Câu 16: Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ :
- A. 20Hz đến 20000Hz
- B. Dưới 20Hz
- C. Lớn hơn 20000Hz
- D. 200Hz đến 20000Hz
Câu 17: Chọn câu trả lời đúng Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
- A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ
- B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
- C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai
- D. Cả ba trường hợp trên
Câu 18: Hãy so sánh tần số dao động của các ni nhạc “Đồ và Rê”
- A. Tần số dao động của âm Đồ lớn hơn tần sô’ dao động của âm Rê.
- B. Tần số dao động của âm Đồ nhỏ hơn tần sô’ dao động của âm Rê.
- C. Tần số dao động của âm Đồ bằng tần sô’ dao động của âm Rê.
- D. Tất cả đều sai
Câu 19: Hai vật A, B có chiều cao như nhau, A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm kính. So sánh độ cao của hai ảnh A’ và B’?
- A. ảnh A’ cao hơn ảnh B’
- B. ảnh B’ cao hơn ảnh A’
- C. hai ảnh cao bằng nhau
- D. không xác định được vì độ cao của ảnh còn phụ thuộc vào vị trí đặt vật
Câu 20: Vật phát ra âm to hơn khi nào?
- A. Khi vật dao động nhanh hơn
- B. Khi vật dao động mạnh hơn
- C. Khi tần số dao động lớn hơn
- D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 21: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- A. Tần số dao động
- B. Biên độ dao động
- C. Thời gian dao động
- D. Tốc độ dao động
Câu 22: Đơn vị đo tần số âm là:
- A. Hz
- B. N.
- C. dB.
- D. kg.
Câu 23: Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng, vì:
- A. Những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng
- B. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí sẽ bơi đi chỗ khác
- C. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác
- D. Những người thích câu cá là những người thích sự yên lặng
Câu 24: Vật nào sau đây phản xạ âm kém
- A. Mặt gương
- B. Mặt đá hoa
- C. Áo len
- D. Tường gạch
Câu 25: Hãy chọn câu sai
- A. Âm phản xạ là âm truyền đi trong môi trường và bị mặt chắn hấp thụ
- B. Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn
- C. Ta nghe được tiếng vang khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s
- D. Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít
Câu 26: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật cách âm giữa các phòng?
- A. Tường bêtông
- B. Cửa kính hai lớp
- C. Rèm treo tường
- D. Cửa gỗ
Câu 27: Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn
- A. Nhà ở cạnh chợ
- B. Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ
- C. Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô,…
- D. Đáp án B và C
Câu 28: Ta nghe được tiếng hát ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?
- A. Người ca sĩ phát ra âm
- B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm
- C. Màn hình tivi dao động phát ra âm
- D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm
Câu 29: Một vật thực hiện dao động với tần số 20 Hz. Hỏi trong 2 phút vật thực hiện bao nhiêu dao động?
- A. 20 dao động
- B. 40 dao động
- C. 1200 dao động
- D. 2400 dao động
Câu 30: Hãy chọn câu đúng:
- A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng
- B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp
- C. Âm không thể truyền trong chân không
- D. Âm không thể truyền qua nước
Câu 31: Các cụm từ sau đây là các cụm từ chỉ về âm thanh, theo em cụm từ nào là sai?
- A. Nguồn âm, vật dao động phát ra âm thanh
- B. Tần số dao động, âm cao, âm thấp
- C. Biên độ dao động, độ to, độ nhỏ của âm
- D. Nhiệt độ của âm
Câu 32: Hai bạn tên là Hùng và Dũng nói chuyện với nhau. Bạn Dũng ngồi tựa vào bức tường. Hãy xem nhận xét nào sau đây đúng nhất?
- A. Hùng nghe được âm thanh to hơn Dũng
- B. Hùng nghe được âm thanh nhỏ hơn Dũng
- C. Hai bạn đều nghe được âm thanh giống nhau
- D. Nghe to hay nhỏ hơn là phụ thuộc vào tai của từng người
Câu 33: Sống trong một khu dân cư bị ô nhiễm tiếng ồn do tàu hỏa gây ra. Để em bé của mình không bị thức giấc mỗi khi tàu hỏa chạy qua bạn Linh đã đề nghị với bố mẹ các cách như sau. Theo em cách làm nào sẽ được bố mẹ Linh tán thành
- A. Chuyển nhà đi nơi khác không bị ô nhiễm tiếng ồn
- B. Không cho tàu hỏa đi ngang qua nơi mình ở
- C. Bịt tai em bé lại mỗi khi có tàu đi qua
- D. Xây tường cách âm
Câu 34: Chọn câu trả lời sai Hiện tượng được phản xạ âm được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
- A. Trồng cây xung quanh bệnh viện
- B. Xác định độ sâu của biển
- C. Soi gương
- D. Làm tường phủ dạ, nhung
Câu 35: Tìm câu sai
- A. Phòng kín càng lớn tiếng vang càng to
- B. Trong phòng kín nào cũng đều có tiếng vang
- C. Người nói phải đứng cách tường hơn 11 m mới có thể nghe được tiếng vang
- D. Tai nhận được cùng lúc càng nhiều âm phản xạ thì sẽ nghe càng to
Câu 36: Kết luận nào sau đây là sai?
- A. Vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 340 km/s.
- B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s
- C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s
- D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s
Câu 37: Chọn câu trả lời đúng Khi bạn Tín nói thầm và tai bạn Na, bộ phận nào dao động phát ra âm?
- A. Màng nhĩ của bạn Na
- B. Khí quản của bạn Tín
- C. Lớp không khí giữa hai bạn
- D. Dây âm thanh của bạn Tín
Câu 38: Một bạn học sinh đã đặt một viên bi trước một gương cầu lõm rất gần mặt gương và rút ra được một số kết luận. Theo em kết luận nào sau đây không đúng?
- A. Ảnh của viên bi là ảnh ảo
- B. Ảnh của viên bi không hứng được trên màn chắn
- C. Ảnh của viên bi lớn hơn viên bi
- D. Ảnh của viên bi có thể hứng được ở sau gương
Câu 39: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa?
- A. 1700m
- B. 170m
- C. 340m
- D. 1360m
Câu 40: Trường hợp nào ta không nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến sau âm trực tiếp là:
- A. 1/15 giây
- B. Nhỏ hơn 1/15 giây
- C. Lớn hơn 1/15 giây
- D. 1/14 giây
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 18: Hai loại điện tích
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 12: Độ to của âm
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 21: Sơ đồ mạch điện Chiều dòng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 25: Hiệu điện thế
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 16: Tổng kết chương 2: Âm học
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng