Trắc nghiệm vật lý 10 bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực

146 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 10 bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một thanh đồng chất có trọng lượng P được gắn vào tường nhờ một bản lề và được giữ nằm ngang bằng một dây treo thẳng đứng (Hình 18.1). Xét momen lực đối với bản lề. Hãy chọn câu đúng.

  • A. Momen của lực căng > momen của trọng lực
  • B. Momen của lực căng < momen của trọng lực
  • C. Momen của lực căng = momen của trọng lực
  • D. Lực căng của dây = trọng lượng của thanh.

Câu 2: Lực tác dụng vào vật làm cho vật quanh quanh một trục có giá

  • A. Song song với trục quay.
  • B. Cắt trục quay.
  • C. Nằm trong mặt phẳng song song với trục quay.
  • D. Nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Câu 3: Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng?

  • A. 100 N.
  • B. 25 N.
  • C. 10 N.
  • D. 20 N.

Câu 4: Đơn vị momen lực trong hệ SI là

  • A. .
  • B. N/m.
  • C. N.m.
  • D.N.m/s.

Câu 5: Một thanh AB có trọng lượng 150 N, có trọng tâm G chia đoạn AB theo tỉ lệ BG = 2AG. Thanh AB được treo lên trần bằng dây nhẹ, không dãn ( Hình 18.2). Cho góc α=30, lực căng dây T có giá trị là?

  • A. 75 N.
  • B. 100 N.
  • C. 150 N.
  • D. 20 N.

Câu 6: Ngẫu lực là hai lực song song

  • A. Cùng chiều có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào vật.
  • B. Ngược chiều có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào vật.
  • C. Cùng chiều có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • D. Ngược chiều có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.

Câu 7: Một cái xà nằm ngang chiều dài 10 m trọng lượng 200 N. Một đầu xà gắn vào tường, đầu kia được giữ bằng sợi dây làm với phương nằm ngang góc 60o. Lực căng của sợi dây là?

  • A. 200 N.
  • B. 100 N.
  • C. 116 N.
  • D. 173 N.

Câu 8: Một vật rắn chịu tác dụng của lực quanh quanh một trục, khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là d. Khi tăng lực tác dụng lên 6 lần và giảm d đi 2 lần thì momen của lực tác dụng lên vật.

  • A. Không đổi.
  • B. Tăng hai lần.
  • C. Tăng ba lần.
  • D. Giảm ba lần.

Câu 9: Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục qua O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.3). Một lực F1 = 4 N tác dụng lên đàu A theo phương vuông góc vói thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình). Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực F2 có hướng và độ lớn?

  • A. Bằng 0.
  • B. Cùng hướng với và có độ lớn F2 = 1,6 N.
  • C. Cùng hướng với và có độ lớn F2 = 16N.
  • D. Ngược hướng với và có độ lớn F2 = 16 N.

Câu 10: Để có momen của một vật có trục quay cố định là 10 Nm thì cần phải tác dụng vào vật một lực bằng bao nhiêu? Biết khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20 cm.

  • A. 0,5 N.
  • B. 50 N.
  • C. 200 N.
  • D. 20 N.

Câu 11: Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.4). Một lực F1 = 10 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thức hai F2 tác dụng lên điểm C của thước theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực F2 có hướng và độ lớn?

  • A. Bằng 0.
  • B. Cùng hướng với và có độ lớn F2 = 12 N.
  • C. Cùng hướng với và có độ lớn F2 = 10 N.
  • D. Ngược hướng với và có độ lớn F2 = 16 N.

Câu 12: Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.5). Một lực F1 = 4 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình). Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn?

  • A. Cùng hướng với và có độ lớn R = 20 N.
  • B. Cùng hướng với và có độ lớn R = 12 N.
  • C. Cùng hướng với và có độ lớn R = 16 N.
  • D. Ngược hướng với và có độ lớn R = 20 N.

Câu 13: Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.6). Một lực F1 = 5 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên điểm C của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn?

  • A. Cùng hướng với và có độ lớn R = 13 N.
  • B. Cùng hướng với và có độ lớn R = 8 N.
  • C. Cùng hướng với và có độ lớn R = 3 N.
  • D. Ngược hướng với và có độ lớn R = 5 N.

Câu 14: Một khung ABC có dạng một tam giác đều, có cạnh bằng l, nằm trong mật phẳng nằm ngang. Tác dụng một lực có độ lớn F nằm trong mặt phẳng nằm ngang và song song với cạnh BC, vào điểm A của khung. Momen của lực F đối với trục quay đi qua C và vuông góc với mặt phẳng khung là?

  • A. Fl.
  • B. .
  • C. .
  • D. \frac{Fl\sqrt{3}}{2}.

Câu 15: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với?

  • A. Trọng tâm của vật rắn.
  • B. Trọng tâm hình học của vật rắn.
  • C. Cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chiếu lực
  • D. Điểm đặt của lực tác dụng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 18 vật lí 10: Cân bằng của một vật có trục quay cố định – Momen lực


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội