Trao đổi với người thân về câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Vì sao có hiện tượng đó?

13 lượt xem

2. Trao đổi với người thân về câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Vì sao có hiện tượng đó?

Bài làm:

Do sự lệch trục của Trái Đất, tạo nên độ nghiêng của Trái Đất, trục Trái Đất nghiêng 1 so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất nên khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời vòng phân chia sáng tối sẽ bị thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.

- “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”: do từ ngày 22/3 đế 23/9: bán cầu Bắc hướng về phía Mặt Trời nhiều hơn, nên Mặt Trời sẽ chiếu được đến toàn khu vực sau cực Bắc và trước cực Nam. Phần diện tích được chiếu sáng lớn hơn phần diện tích tối. Do đó ngày dài hơn đêm. Đặc biệt, ngày Hạ Chí 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12 giờ trưa tại chí tuyến Bắc nên tất cả các địa diểm ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất, và trong tháng 6 dương lịch thì sẽ là tháng có hiện tượng ngày dài nhất trong các tháng, tháng 6 dương tương ứng với khoảng tháng 5 âm lịch, tương ứng với vế đầu câu tục ngữ.

- “Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”: Từ 23/9 đến 21/3: bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời, mọi địa điểm sẽ có đêm dài hơn ngày do phần chiếu sáng bị thu hẹp lại. Càng gần cực Bắc, đêm sẽ càng dài. Ngày Đông chí 22/12, 1 số khu vực ở cực Bắc sẽ toàn là đêm và không có ngày. Thời gian đêm dài này tương ứng với khoảng dao động trong tháng 10 âm lịch trở đi trong tục ngữ.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội