Khoa học xã hội 6 bài 2: Bản đồ và cách sử dụng bản đồ
Giải bài 6: Bản đồ và cách sử dụng bản đồ- Sách VNEN khoa học xã hội lớp 6 trang 5. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
1. Quan sát bản đồ dưới đây, hãy : (Hình 1-tr 6)
- Cho biết tên bản đồ và nội dung địa lí được thể hiệntrên bản đồ.
- Nêu những hiểu biết của em về bản đồ
So sánh kết quả làm việc ở hoạt động khởi động với khái niệm bản đồ dưới đây và tự sửa chữa.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về bản đồ và tỉ lệ bản đồ
b) Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ
Quan sát hình 2 và 3 dưới đây, kết hợp đọc thông tin, hãy cho biết :
- Sự khác nhau về cách thể hiện tỉ lệ bản đồ ở hai bản đồ ; mỗi xăngtimet trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực địa.
- Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn và bản đồ nào thể hiện tương đối chi tiết hơn.
- Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
2. Nhận biết kí hiệu bản đồ.
Quan sát các hình 4 và 5 hãy:
- Cho biết các loại và các dạng kí hiệu nào thường được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí, lịch sử trên bản đồ
- Kể tên một số đối tượng địa lí, lịch sử được thể hiện trên bản đồ bằng kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích
3. Tìm hiểu cách sử dụng bản đồ
Cùng đọc bảng dưới đây và sắp xếp các bước sử dụng bản đồ theo thứ tự 1, 2, 3, 4 sao cho hợp lí.
Thứ tự | Các bước sử dụng bản đồ |
Đọc tên bản đồ để biết đối tượng lịch sử, địa lí được thể hiện trên bản đồ là gì (nội dung bản đồ). | |
Tìm và xác định vị trí của các đối tượng lịch sử, địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu và màu sắc thể hiện. | |
Xem bảng chú giải để biết các kí hiệu, màu sắc thể hiện các đối tượng lịch sử, địa lí trên bản đồ. | |
Dựa vào bản đồ để trình bày diễn biến của các cuộc khởi nghĩa, chiến dịch lịch sử : tìm ra một số đặc điểm của các đối tượng địa lí và xác lập các mối liên hệ đơn giản giữa các đối tượng địa lí |
C. Hoạt động luyện tập
1. Trao đổi, cùng làm bài tập sau :
a) Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ ở hình 3, đo và tính khoảng cách trên thực địa theo đường thẳng từ :
- Khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn.
- Khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn.
b) Khoảng cách trên thực địa theo đường thẳng từ thành phố C đến thành phố D là 318km, khoảng cách giữa hai thành phố đó được đo trên bản đồ là 10,6cm. Vậy bản đồ này có tỉ lệ là bao nhiêu ?
2. Quan sát hình 6, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
a. Bản đồ thể hiện nội dung gì?
b. Có các loại và dạng kí hiệu nào được sử dụng đã thể hiện các đối tượng lịch sử trên bản đồ?
D-E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Em hãy sưu tầm một số bản đồ Việt Nam và dựa vào tỉ lệ bản đò để tính khoảng cách trên thực tế.
- Chọn 2 đồ thị bất kì trên bản đồ em sưu tầm, nối 2 đồ thị đó bằng đường kẻ thẳng.
- Tính khoảng cách thực tế (theo đường thẳng) giữa hai địa điểm đó.
2. Tìm hiểu qua sách báo, mạng Internet về vai trò của bản đồ trong đời sống sản xuất hoặc quân sự và viết một bài báo cáo ngắn( khoảng 15 dòng) về vấn đề đã tìm hiểu
Xem thêm bài viết khác
- Trao đổi với người thân về vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Đọc các thông tin, quan sát hình 3 và hoàn thành nội dung bảng sau:
- Quan sát bảng số liệu sắp xếp lại theo thứ tự các lục địa theo diện tích từ nhỏ đến lớn
- Khoa học xã hội 6 bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất
- Đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết một bài (khoảng 200 từ) về tinh thần đấu tranh giành quyền tự chủ của nhân dân ta ở thế kỉ X
- Trao đổi với người thân, hãy kể tên một số loại đất ở nước ta và sự phân bố của chúng
- Kế sách đánh giặc của Ngô Quyền trong trận chiến Bạch Đằng được ông cha ta vận dụng trong cuộc chiến chống quân xâm lược về sau như thế nào?
- Dựa vài nội dung của bài học em hãy vẽ sơ đồ theo mẫu vào vở và hoàn thành sơ đồ tiến hóa từ vượn thành người.
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
- Quan sát và mô tả thời tiết ở địa phương em ngày hôm nay. Sưu tập các câu tục ngữ ca dao nói về thời tiết, khí hậu
- Nước Cham-pa và nước Phù Nam ra đời dựa trên cơ sở của nền văn hóa nào?