Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc nào?

29 lượt xem

Khám phá và luyện tập

1. Đọc (sgk)

a. Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc nào?

b. Khi mùa hè tới, màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào?

c. Vào những đêm trăng sáng, sông Hương giống với hình ảnh gì?

d. Vì sao sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế?

2. Viết

a. Nghe - viết: sông Hương ( từ Mỗi mùa hè tới đến dát vàng)

b. Chọn vần eo hoặc vần oe thích hợp vào mỗi chỗ chấm và thêm dấu thanh (nếu cần):

Khéo l.... kh... sắc tròn x...

l... sáng trong v... mạnh kh...

c. Chọn vần thích hợp với mỗi dấu ba chấm và thêm dấu thanh (nếu cần):

  • Vần iu hoặc vần iêu.

Những hạt sương mát d...

N... nhau tr... trên cành

Bầu trời rất là xanh

Nắng vàng đang kh... vũ.

Theo Nhật Quang

  • Vần an hoặc vần ang.

Ngọn gió thì quen bò ng...

Ngọn gió xa mẹ l... thang đêm ngày.

Ngọn mướp thì ưa leo cây

Rủ đ... bướm đến nhảy dây khắp gi...

Bài làm:

1. Đọc

a. Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc là: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của bãi ngô.

b. Khi mùa hè tới, màu sắc của sông Hương thay đổi: hoa phượng vĩ nở đỏ rực, Hương Giang thành dải lụa hông cả phố phường.

c. Vào những đêm trăng sáng, sông Hương giống với đường trăng lung linh dát vàng.

d. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế vì: làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào, tạo cho thành phố vẻ đẹp êm đềm.

2. Viết

a. Nghe - viết: sông Hương ( từ Mỗi mùa hè tới đến dát vàng)

b. Khéo léo khoe sắc tròn xoe

lóe sáng trong veo mạnh khỏe

c.

  • Vần iu hoặc vần iêu.

Những hạt sương mát dịu

Níu nhau trĩu trên cành

Bầu trời rất là xanh

Nắng vàng đang khiêu vũ.

Theo Nhật Quang

  • Vần an hoặc vần ang.

Ngọn gió thì quen bò ngang

Ngọn gió xa mẹ lang thang đêm ngày.

Ngọn mướp thì ưa leo cây

Rủ đàn bướm đến nhảy dây khắp giàn.

Cập nhật: 08/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội