Trong số các dụng cụ trên hình 8.1, dụng cụ nào thuộc loại tháo, lắp; dụng cụ nào thuộc loại kẹp chặt, dụng cụ nào có thể sử dụng được cả hai chức năng
26 lượt xem
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong số các dụng cụ trên hình 8.1, dụng cụ nào thuộc loại tháo, lắp; dụng cụ nào thuộc loại kẹp chặt, dụng cụ nào có thể sử dụng được cả hai chức năng
2. Hãy kể tên loại vật liệu chế tạo các dụng cụ nêu trong hình 8.1
3. Hãy cho biết búa và mũi đột thường dùng để làm gì?
4. Mỏ lết có ưu điểm và hạn chế gì so với cờ lê?
Bài làm:
1. Trong các dụng cụ trên hình 8.1 ta thấy:
- Dụng cụ thuộc loại tháo, lắp gồm: cờlê dẹt, cờlê tròng, mỏ lết, tua vít dẹt
- Dụng cụ thuộc loại kẹp chặt: Kìm giữ và êtô
- Dụng cụ có thể dùng được cả hai chức năng là: Búa nguội, cờ lê dẹt + tròng, một số kiểu mũi đột.
2. Loại vật liệu chế tạo các dụng cụ nêu trong hình 8.1 là: sắt, thép, cao su...
3. Búa và mũi đột thường dùng để:
- Búa dùng để tạo một lực đóng vào một mặt khác.
- Mũi đột dùng để lưu lại các vết đã vạch lên chi tiết bền vững.
4. Mỏ lết có ưu điểm và hạn chế so với cờ lê là:
- Ưu điểm: Có thể tháo, lắp được nhiều loại ốc vít có kích cỡ khác nhau
- Hạn chế: Nặng hơn, khó khăn trong việc tháo lắp các chi tiết có kích thước quá bé.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy kể cách em sử dụng nồi cơm điện để cơm ngon và tiết kiệm điện?
- Đọc bản vẽ chi tiết VÒNG ĐAI (hình 4.3) và hoàn thiện bảng 4.2
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử. Trao đổi với gia đình và bạn bè ưu nhược điểm của chúng
- Công nghệ 8 VNEN bài 5: Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay
- Chia sẻ với gia đình và người thân về ý nghĩa của hình chiếu và hình cắt?
- Chọn các đặc tính và công dụng tương ứng với tên các vật liệu kĩ thuật điện sau:
- Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - con trượt
- Em hãy tính toán điện năng tiêu thụ gồm một bóng đèn 220V - 40W, mỗi ngày bật 5 giờ; một bình nước nóng 220V - 1800W, mỗi ngày bật 2 giờ trong vòng một tháng (30 ngày)
- Hãy sắp xếp các công việc trong quá trình chế tạo ra một sản phẩm cơ khí dưới đây theo đúng trình tự của quy trình hình thành sản phẩm cơ khí:
- Tìm hiểu một số tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kĩ thuật bằng cách hoàn thiện bảng 2.6
- Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các bộ phận chuyển động trong các máy móc, thiết bị là sản phẩm cơ khí được sử dụng tại địa phương, trong gia đình
- Vì sao bản vẽ kĩ thuật phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất chung?