Văn bản tự sự...
12 lượt xem
(2) Văn bản tự sự:
- Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.
- Vai trò, tác dụng, hình thức thể hiện của các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Bài làm:
Văn bản tự sự:
- Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.
- Con người trong thực tiễn đời sống bên cạnh những biểu hiện bên ngoài như hành động, cử chỉ, lời nói,… thì còn có đời sống nội tâm, tinh thần thầm kín bên trong như những suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng,… Mà một trong những yêu cầu quan trọng của văn tự sự đó là phải khắc hoạ được những diễn biến tâm trạng, trạng thái tâm lí nhân vật. Vì vậy, yếu tố miêu tả nội tâm là yếu tố cần thiết và quan trọng trong văn tự sự.
- Trong lời kể, có khi người kể chuyện muốn thể hiện một sự đánh giá, nhận xét hoặc suy luận nào đó trước đối tượng, khi đó nghị luận được sử dụng. Nghị luận là một thao tác quan trọng giúp cho người kể bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình; hoặc được dùng để xây dựng tình huống triết lí nào đó trong truyện.
- Vai trò, tác dụng, hình thức thể hiện của các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
- Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
- Vai trò: làm cho câu chuyện sống động như trong cuộc sống.
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
- Vai trò: bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật.
- Độc thoại nội tâm: là lời độc thoại không cất lên thành lời (không có dấu gạch đầu dòng).
- Vai trò: dễ đi sâu vào việc khám phá nội tâm nhân vật.
- Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Trong văn bản tự sự, ngươi kể chuyện thương đứng ở ngôi thứ nhât (xưng “tôi”) hoặc giấu mình trong ngôi thứ ba.
- Người kể chuyện có vai trò dần dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
Xem thêm bài viết khác
- Chỉ ra yếu tố nghị luận trong văn bản trên
- Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo ( trong bài Đồng chí), trăng (trong bài Ánh trăng). Chọn bình một đoạn thơ đặc sắc trong các bài đã học.
- Phân tích nhân vật ông họa sĩ
- Em có nhẫn xét gì về âm điệu nhịp điệu của bài thơ.
- Phương châm về lượng
- Qua lời hát ru, hình ảnh người mẹ Tà – ôi hiện lên như thế nào
- Trẻ em có những quyền gì? Bản thân em và các bạn đã và đang được hưởng những quyền đó như thế nào?
- Đọc/ xem 1-2 tài liệu ( bài viết, tranh ảnh…) trên các phương tiện thông tin đại chúng về hậu quả của chiến tranh hoặc nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
- Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”?
- Điều gì làm nên thành công của chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
- Bài thơ mang hình thức lời hát ru những em bé dân tộc Tà – ôi ở chiến khu Trị - Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt.
- Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội được dùng cho những trường hợp nào? Nêu ví dụ minh họa.