Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
Câu 4: Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
Bài làm:
Nông nghiệp là ngành lao động cực nhọc, đòi hỏi người nông dân phải bỏ nhiều công sức chăm sóc, đặc biệt là trong chăn nuôi. Câu tục ngữ của cha ông ta đã tổng kết kinh nghiệm trong nuôi lợn và nuôi tằm: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Câu nói trên chỉ việc nuôi lờn nhàn nhã, người nuôi lợn không quá tất bật, hối hả nên có thời gian thảnh thơi ăn cơm. Còn nuôi tằm đòi hỏi nhiều công chăm sóc, người nuôi luôn phải túc trực bên nong tằm để thêm lá dâu. Đặc biệt vào thời kì tằm nhả tơ làm kén, nó ă rất khỏe và nhanh. Vì vậy mà người nuôi bận bịu, không có cả thời gian ngồi ăn cơm thảnh thơi mà phải “ăm cơm đứng”. Có lẽ do công chăm sóc khó nhọc nên tơ tằm là loại vải có giá trị cao và được người dùng ưa thích. Qua câu tục ngữ, ta thêm thấu hiểu nỗi vất vả của các bác nông dân và trân trọng những sản phẩm nông nghiệp truyền thống của đất nước.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 bài: Ôn tập phần Văn Trang 127 sgk
- Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Soạn văn 7 tập 2 bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)
- Hãy lựa chọn một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam
- Soạn văn 7 tập 2 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ý nghĩa văn chương
- Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập 2
- Cho hai đề văn. Em sẽ làm các bước như thế nào? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 1
- Soạn văn 7 bài: Văn bản đề nghị Trang 127 sgk
- Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu chấm lửng. Nêu công dụng của dấu chấm lửng đó
- Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy