Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người
Câu 1: Trang 23 sgk ngữ văn 7 tập 2
Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.
Bài làm:
1. Tìm hiểu đề: xác định vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi phải sai lệch.
- Xác định vấn đề: Ý nghĩa của việc đọc sách trong cuộc sống con người.
- Đối tượng và phạm vi: Vai trò và giá trị của sách đối với đời sống con người.
- Khuynh hướng nghị luận: khẳng định việc đọc sách là hết sức cần thiết
- Yêu cầu: Dùng lí lẽ để bàn luận về giá trị của sách, dùng nhiều dẫn chứng thực tế để mình họa cho lợi ích mà việc đọc sách mang lại.
2. Lập ý cho đề bài
- Xác lập luận điểm:
- Đề bài thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với việc đọc sách.
- Chúng ta khẳng định lợi ích của việc đọc sách là tốt, là cần thiết.
- Tìm luận cứ
- Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại.
- Sách là một kho tàng phong phú gần như vô tận, đọc cả đời không hết.
- Sách bổ sung trí tuệ cho mỗi người.
- Nó làm cho cuộc sống của một người nhân lên nhiều lần.
- Nó giúp con người học tập,hiểu biết để tham gia vào quá trình sáng tạo.
- Sách giúp con người có cách sống cao đẹp, vốn ngôn ngữ giàu có hơn.
- Sách giúp con người thấy yêu đời hơn, ham sống hơn.
- Sách giúp con người hiểu sâu sắc hơn về xã hội.
3. Xây dựng lập luận
- Giới thiệu về sách
- Nêu lên lợi ích của việc đọc sách.
- Hành động của mỗi người khi nhận thức được lới ích của việc đọc sách.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy tìm hiểu bố cục của bài văn
- Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm điều gì tàn ác?
- Soạn văn 7 tập 2 bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh
- Nội dung chính bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Soạn văn bài: Thêm trạng ngữ cho câu
- Soạn văn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Soạn văn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Đọc các ví dụ sau trả lời câu hỏi
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích
- Việc tách câu như trên có tác dụng gì
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
- Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó: có câu dùng dấu chấm lửng, có câu dùng dấu chấm phẩy Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn về ca Huế trên sông Hương