Ai là người đã kể và tả về nhân vật Lượm trong bài thơ này?...
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: Lượm- sgk trang 56
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Ai là người đã kể và tả về nhân vật Lượm trong bài thơ này?
b. Lượm được kể và tả qua các sự kiện nào? Chọn ý trả lời đúng:
- A. Tình cờ hai chú cháu gặp nhau và lần đi liên lạc cuối cùng của Lượm.
- B. Lượm đến đồn mang cá và lần đi liên lạc cuối cùng của Lượm
- C. Lượm đến hàng bè và Lượm đi liên lạc
- D. Lượm đi liên lạc ở Huế và đồn mang cá.
c. Viết vào Phiếu học tập (nội dung như bảng dưới) những nội dung:
Hình ảnh nhân vật Lượm ( khổ 2,3,4,5) | ||
Các chi tiết miêu tả | Vẻ đẹp đáng mến. đáng yêu | Các biện pháp nghệ thuật |
Trang phục | ||
Hình dáng | ||
Cử chỉ | ||
Lời nói |
d. Tiếp tục tìm hiểu nội dung của bài thơ theo các gợi ý sau rồi trao đổi với bạn.
e. Ghi vào vở bài tập những lí giải của em vê hai vấn đề sau và trình bày trước nhóm:
(1) Câu thơ viết về sự ra đi của Lượm (" Lượm ơi, còn không?") đặt ở gần cuối bài như một lời kết thúc để lại những dư âm khó quên. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả đã lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, tươi vui?
(2) Trong bài thơm người kể đã dùng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau để gọi Lượm. Đó là những từ ngữ nào và có tác dụng gì đối với việc biểu hiện quan hệ, tình cảm giữa tác giả và Lượm?
g. Chọn phương án trả lời đúng để trả lời câu hỏi:
(1) Trong bài thơ, để tái hiện lại hình tượng nhân vật Lượm và biểu lộ cảm xúc của mình, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
- A. Miêu tả
- B. Tự sự
- C. Nghị luận
- D. Thuyết minh
- E. Biểu cảm
(2) Tác dụng của phép kết hợp các phương thức này là:
- A. Khắc họa nổi bật hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái.
- B. Tái hiện một câu chuyện xúc động về một thiếu niên anh dũng.
- C. Bàn luận về một người anh hùng nhỏ tuổi trong kháng chiến.
- D. Biểu hiện tình cảm, thái độ mến yêu, trân trog của nhà thơ.
h) Viết vở những nội dung mà em thu thập được sau khi học bài thơ Lượm theo các gợi ý sau:
- Học tập Lượm, tuổi trẻ cần biết sống hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và có ý nghĩa.
- Sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm đã đem lại hiệu quả đáng kể cho việc khắc họa hình ảnh con người
- ....
Bài làm:
a. Nhà thơ Tố Hữu là người đã kể và tả về nhân vật Lượm trong bài thơ này.
b. Chọn A.
c.
Hình ảnh nhân vật Lượm ( khổ 2,3,4,5) | ||
Các chi tiết miêu tả | Vẻ đẹp đáng mến. đáng yêu | Các biện pháp nghệ thuật |
Trang phục: cái xắc xinh xinh, ba lô đội lệch | Tuy nhỏ bé, nhưng nhìn vào cậu bé thấy được sự hồn nhiên vô tư, tinh nghịch, chân thật không hề sợ khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ | Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, cùng với cách gieo vần, nhịp góp phân làm nên vẻ đẹp yêu đời, lạc quan của Lượm |
Hình dáng: nhỏ bé, nhanh nhẹn ( cái chân loắt choắt, cái đầu nghênh nghênh) | ||
Cử chỉ: nhanh nhẹn (như con chim chích) , hồn nhiên, tinh nghich (huýt sáo, cười híp mắt) | Hình ảnh so sánh: “ như con chim chích” qua đó thể hiện sự hồn nhiên vô tư, yêu đời của cậu bé | |
Lời nói: tự nhiên chân thật ( cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà) |
d. Nhà thơ đã hình dung chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm vô cùng nguy hiểm rất gấp gáp : đạn bay vèo vèo, thư đề thượng khẩn,... thế nhưng Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn. Và rồi Lượm hi sinh. Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa. Hình ảnh Lượm hi sinh thật dũng cảm khiến cho mọi người không khỏi xót xa thương mến, cảm phục.
Cảm xúc của nhà thơ và em: Hình ảnh ấy khiến cho em tiếc nuối, đau buồn vì sự hi sinh của chú bé liên lạc nhỏ tuổi. Khi mường tượng cảnh Lượm hi sinhTình cảm mà nhà thơ dành cho Lượm là : sự đau xót đột ngột như tiếng nấc nghẹn ngào của tác giả trước sự hi sinh cao cả của Lượm.
Khổ thơ, câu thơ có cấu tạo đặc biệt:
"Ra thế
Lượm ơi !..."
=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
"Thôi rồi, Lượm ơi !"
=> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.
"Lượm ơi, còn không ?"
=> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.
e.
- (1) Câu thơ viết về sự ra đi của Lượm (" Lượm ơi, còn không?") đặt ở gần cuối bài như một lời kết thúc để lại những dư âm khó quên. Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Giặc không thể giết được chú Lượm trong lòng người. Bài thơ vui hẳn lên, ta thấy Lượm đẹp hơn bởi chú bé vẫn đi trên đường vắng.
- (2) Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. => Tác dụng: Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước. Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động
g. (1) Chọn A,B,E
(2) Chọn B, D
h. Bài thơ là câu chuyện kể về cậu bé Lượm, một chú bé hồn nhiên vô tư, yêu đời. Lượm nhận bức thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ rồi xin phép ra về. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ, lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Em băng qua đường, lội qua những cánh đồng đưa lá thư tới tay chỉ huy. Thế nhưng, bất ngờ một quả bom từ máy bay địch thả xuống. Đùng! Lượm ngã xuống. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem bùn đất, bộ quần áo nhuốm sắc đỏ tươi của máu. Đôi tay em nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại....Sự hi sinh của Lượm không khỏi khiến chúng ta xót xa thương cảm. Lượm giờ đây không phải là một cậu bé hồn nhiên nữa mà em đã trở thành một người anh hùng, một người chiến sĩ dũng cảm. Sự kết hợp giữa kể tả đã xây dựng lên hình ảnh Lượm, đây chính là hình ảnh biểu tượng cho tuổi trẻ anh dũng khiên cường bất khuất nhưng cũng rất hồn nhiên, vui tươi hang hái, mang đầy sức trẻ của biết bao thế hệ trẻ Việt Nam, nguyện hết mình cống hiến, hi sinh vì Tổ quốc.
Xem thêm bài viết khác
- Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào?, hoặc Là gì?...
- Tìm các câu trần thuật đơn trong đoạn văn sau. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu đó và cho biết tác dụng của mỗi câu.
- Đọc kĩ phần thứ hai của văn bản và xác định tác giả miêu tả cảnh vật theo trình tự nào( miêu tả từ trên xuống dưới), từ xa đến gần, từ ngoài vào trong.....
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh về sông nước, rừng đước Cà Mau.
- Thử so sánh vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau được miêu tả trong bài đọc với vẻ đẹp của một miền quê mà em biết
- Viết bài văn kể lại câu chuyện về lòng thương người mà em đã chứng kiến hoặc đọc được trên sách, báo, trong đó sử dụng một vài câu văn miêu tả nhân vật để bài viết sống động
- Nối các phó từ (cột phải) phù hợp với ý nghĩa, chức năng (cột trái)
- Dòng nào đúng khi nói về nghĩa của từ?...
- Từ bài cây tre Việt Nam của Thép mới, hãy trao đổi với người thân về tâm hồn, cốt cách của con người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
- Đọc lại đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển trong đoạn trích Cô Tô (Nguyễn Tuân). Theo em điều gì tạo lên cái hay và độc đáo cho mỗi đoạn văn ?
- Rút được bài học ứng xử cho bản thân qua câu chuyện Dế Mèn.
- Sưu tầm một đoạn thơ hoặc một vài câu tục ngữ, ca dao có sử dụng phép nhân hóa.