Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình cụ thể ở nước Đức trong khoảng thời gian đó. Vậy, trong khoảng thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918 –1939) nước Đức đã trải qua những biến động thăng trầm như thế nào? Chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở Đức ra sao và chúng đã thực hiện những chính sách phản động gì để châm ngoì cho cuộc chiến tranh thế giới mới? Chúng ta cùng đến với bài 12 lịch sử lớp 11.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Nước Đức trong những năm 1918 – 1929 (Đọc thêm)
II. Nước Đức trong những năm 1929 - 1939
1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng quốc xã lên cầm quyền
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế -chính trị-xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng.
- Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít le -thủ lĩnh Đảng quốc xã Đức lên nắm chính quyền . ĐCS Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được qúa trình ấy.
- 30/1/1933, Hít le lên làm thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức
2. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939
Trong thời kỳ cầm quyền (1933-1939) Hítle đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, kinh tế, đối ngoại
- Về chính trị:
- Ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng dân chủ tiến bộ, đặt Đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật
- Thủ tiêu nền cộng hòa Vaima, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hítle làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.
- Về kinh tế:
- Tổ chức nền kinh tế tập trung, mệnh lệnh phục vụ nhu cầu quân sự.
- Nền kinh tế của Đức đã vượt qua khủng hoảng. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản châu Âu
- Về đối ngoại:
- 10/1933 Đức tuyên bố rút khỏi hội Quốc liên, Tăng cường chuẩn bị chiến tranh xâm lược.
- Ra lệnh tổng động viên quân dịch, xây dựng nước Đức trở thành 1 trại lính khổng lồ.
- Ký với Nhật Bản “ Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản”, hình thành khối phát xít Đức-Italia-Nhật Bản
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 66 – sgk lịch sử 11
Vì sao chủ nghĩa Phát xít thắng thế ở Đức?
Câu 2: Trang 68 – sgk lịch sử 11
Qua bảng thống kê nêu trên (trang 67),hãy nhận xét về tình hình kinh tế nước Đức so với một số nước Châu Âu?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 68 – sgk lịch sử 11
Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
Câu 2: Trang 68 – sgk lịch sử 11
Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?
=> Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những điểm chung và điểm riêng của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
- Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc CM tư sản?
- Qua bảng thống kê trong sách giáo khoa, hãy nêu nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp?
- Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?
- Dựa trên lược đồ hình 6, trình bày diễn biến chính của CM Tân Hợi?
- Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Cam – pu – chia?
- Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?
- Quan sát lược đồ hình 52, xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định và tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa này?
- Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5/6/1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất?
- Giải bài 25 lịch sử 11: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858 – 1918
- Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
- Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?