Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?

  • 1 Đánh giá

Câu 2: Trang 68 – sgk lịch sử 11

Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?

Bài làm:

Chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại của chính phủ Hít le trong những năm 1933 – 1939 :

  • Về chính trị:
    • Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật
    • Thủ tiêu nền cộng hoà Vai-ma, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hít-le lãnh đạo
  • Về kinh tế:
    • Tổ chức theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự
    • Tháng 7/1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế điều hành hoạt động của các ngành kinh tế.

=> Đức thoát khỏi khủng hoảng, phát triển nhanh chóng. Năm 1938 Công nghiệp Đức đã vượt qua các nước Châu Âu.

  • Về đối ngoại:
    • Tháng 10/1933, Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
    • Năm 1935, ra lệnh tổng động viên quân dịch, biến nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ.
    • Kí với Nhật Bản: “ Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” => Hình thành khối phát xít Đức - Ý - Nhật Bản.
  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021