Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Nhật Bản là nước duy nhất ở Châu á được xếp vào hàng ngũ các cường quốc tư bản. Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới tư bản duy nhất ở Châu Á này phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài “ Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)” lịch sử 11.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929
1. Nước Nhật trong những năm 1918-1923.
- Kinh tế:
- Sau thế chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.
- Nhật Bản không bị chiến tranh tàn phá.
- Thu nhiều lợi nhuận trong chiến tranh bằng sản xuất và bán vũ khí.
- Lợi dụng châu Âu có chiến tranh, Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.
- Từ năm 1920-1921, kinh tế Nhật lâm vào khủng hoảng.
- Xã hội:
- Nông dân và công nhân đấu tranh.
- Trên cơ sở đó, Đảng cộng sản Nhật Bản được thành lập (7/1922).
2. Nước Nhật trong những năm 1924-1929.
- Kinh tế: Phát triển bất bênh, không ổn định
- Chính trị- xã hội:
- Thi hành 1 số cải cách về chính trị (đầu thập niên 20).
- Thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến (cuối thập niên 20).
II. Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.
1.Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản.
- Kinh tế:
- Giảm sút nghiêm trọng nhất là nông nghiệp.
- Sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%
- Ngoại thương giảm 80%
- Đồng yên sụt giảm nghiêm trọng
=>Hậu quả: Nông dân phá sản, công nhân thất nghiệp =>xã hội mâu thuẫn và cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ quyết liệt.
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
- Giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
- Đặc điểm QT quân phiệt hóa
- Là quá trình kết hợp giữa CN quân phiệt với nhà nước.
- Kéo dài suốt trong thập niên 30.
- Song song với QT quân phiệt hóa, Nhật tiến hành chiến tranh xâm lược.
=>Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Á.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản.
- Thời gian: Thập niên 30 của thế kỉ XX.
- Lãnh đạo: Đảng cộng sản.
- Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập mặt trận nhân dân.
- Mục đích: Phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật.
- Ý nghĩa: Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 75 – sgk lịch sử 11
Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929 có những điểm gì nổi bật?
Câu 2: Trang 76 – sgk lịch sử 11
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào?
Câu 3: Trang 77 – sgk lịch sử 11
Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 78 – sgk lịch sử 11
Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918 – 1939?
Câu 2: Trang 78 – sgk lịch sử 11
Qúa trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?
=> Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?
- Nêu kết quả của CM Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc CM này là cuộc CM tư sản không triệt để?
- Tại sao nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?
- Nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX?
- Nêu những sự kiện chính về cuộc phản công của quân Đồng minh trên các mặt trận?
- Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Vì sao chủ nghĩa Phát xít thắng thế ở Đức?
- Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?
- Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?
- Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 – 1908 của nhân dân Ấn Độ?
- Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê – Nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
- Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934?