Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển

190 lượt xem

Xung quanh chúng ta có rất nhiều hiện tượng thiên nhiên. Tuy nhiên, để lí giải được nguồn gốc và sự hình thành của nó thì không phải ai cũng biết được. Hiện tượng sóng biển hay thủy triều cũng là một trong những hiện tượng như vậy? Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 16 trong chương trình học địa lí lớp 10.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Sóng

  • Sóng bảo gồm có sóng biển và sóng thần
  • Sóng biển:
    • Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng
    • Nguyên nhân chủ yếu là do gió
  • Sóng thần:
    • Sóng thần là sóng thường có chiều cao khoảng 20 đến 40m truyền theo chiều nganh với vận tóc có thể lên tới 400 – 800 km/h.
    • Nguyên nhân: chủ yếu do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.
    • Dấu hiệu nhân biết: Nhìn thấy mặt nước rung nhẹ dưới chân, sau đó nước sủi bọt. Sau đó nước đột ngọt rút ra rất xa bờ. Cuối cùng là môt bức tường khổng lồ đột ngột tiến nhanh vào bờ tàn phá tất cả những gì trên đường nó đi qua.

II. Thủy triều

  • Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương.
  • Nguyên nhân: do trái đấy ảnh hưởng sức hút mặt trời và mặt trăng.
  • Đặc điểm:
    • Dao động thủy triều lớn nhất khi Mặt trời, mặt trăng, trái đất thẳng hàng.
    • Dao động thủy triều nhỏ nhất khi mặt trăng, mặt trời, trái đất vuông góc nhau.
  • Ý nghĩa: Người ta đã tính được mức thủy triều hằng ngày, hàng tháng để phục vụ cho ngành hàng hải, đánh cá và sản xuất muối….

III. Dòng biển

  • Khái niệm: dòng biển là các dòng chảy trong các biển và đại dương như những dòng sông trên lục địa.
  • Phân loại: có 2 loại là dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • Phân bố:
    • Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.
    • Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30oB – 40oB gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
  • Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.
  • Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.
  • Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
  • Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 60 sgk Địa lí 10

Dựa vào hình 16.1 và hình 16.2, hãy cho biết vào các ngày có dao động thủy triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy mặt trăng như thế nào?

Dựa vào hình 16.3 cho biết vào các ngày có dao động thủy triều nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 61 sgk Địa lí 10

Dựa vào hình 16.4, hãy chứng minh rằng có sự đối xứng nhau của các dòng biển nóng và lạnh ở bờ Đông và bờ Tây của các đại dương?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 62 sgk Địa lí 10

Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 61 sgk Địa lí 10

Dựa vào các hình 16.1, 16.2, 16.3, hãy nhận xét vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều cường như thế nào? Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều kém như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 61 sgk Địa lí 9

Dựa vào hình 16.4 và kiến thức đã học, hãy cho biết:

– Ở vùng chí tuyến, bờ nào của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều, bờ nào của lục địa có khí hậu khô ? Tại sao ?

– Ở vùng ôn đới bờ đại dương nào có khí hậu lạnh, ít mưa, bờ lục địa nào có khí hậu ấm áp, mưa nhiều ?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển (P2)


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội