Trắc nghiệm địa 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển (P2)

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày

  • A. trăng tròn và không trăng.
  • B. trăng khuyết và không trăng.
  • C. trăng khuyết và trăng tròn.
  • D. không trăng và có trăng.

Câu 2: Nguyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thê giới chủ yếu là do

  • A. sức hút của Mặt Trăng.
  • B. sức hút của Mặt Trời,
  • C. các gió thường xuyên.
  • D. địa hình các vùng biên.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với các dòng biển trong các đại dương thế giới?

  • A. Các dòng biển lạnh thường phát sinh ở hai bên xích đạo.
  • B. Có các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ độ 30 - 40°.
  • C. Dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua các bờ đại dương.
  • D. Có các dòng bien đổi chiều theo gió mùa ở vùng gió mùa.

Câu 4: Sóng biển là

  • A. Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
  • B. Sự chuyển động của nước biển từ ngoai khơi xô vào bờ.
  • C. Hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
  • D. Sự di chuyển của các biển theo các hướng khác nhau

Câu 5: Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở bờ đông và bờ tây đại dương có đặc điểm:

  • A. Thẳng hàng nhau.
  • B. Đối xứng nhau.
  • C. Xen kẻ nhau.
  • D. Song song nhau.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

  • A. Các dông biển.
  • B. Gió thổi.
  • C. Động đất, núi lửa
  • D. Hoạt động của tàu bè, khai thác dầu ngoai khơi, ...

Câu 7: Thủy triều được hình thành do

  • A. Sức hút của thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của mặt trời.
  • B. Sức hút của mặt trời và mặt trăng ,trong đó sức hút của mặt trười là chủ yếu.
  • C. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sứ hút của mặt trăng là chủ yếu.
  • D. Sức hút của các thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.

Câu 8: Dao động thủy chiều lớn nhất khi

  • A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 120o.
  • B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 45o.
  • C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 90o.
  • D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.

Câu 9: Dựa vào hình 16.1 – Chu kì tuần trăng, dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày

  • A. Trăng tròn và không trăng.
  • B. Trăng tròn và trăng khuyết.
  • C. Trăng khuyết và không trăng.
  • D. Trăng khuyết.

Câu 10: Vào ngày không trăng ta sẽ thấy hiện tượng thủy triều như thế nào?

  • A. Dao động lớn nhất.
  • B. Dao động nhỏ nhất.
  • C. Dao động trung bình.
  • D. Dao động nhẹ.

Câu 11: Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển

  • A. thay đổi nhiệt độ theo mùa.
  • B. thay đổi độ ẩm theo mùa.
  • C. thay đổi chiều theo mùa.
  • D. thay đổi tốc độ theo mùa.

Câu 12: Đâu không phải là nguyên nhân hình thành sóng thần?

  • A. Động đất dưới đáy biển.
  • B. Gió thổi mạnh.
  • C. Núi lửa phun ngầm dưới đáy biển.
  • D. Bão hoạt động mạnh.

Câu 13: Dao động thủy triều nhỏ nhất khi

  • A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 120o.
  • B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 45o.
  • C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 90o.
  • D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.

Câu 14: Lực hút của Mặt Trăng đối với lớp nước trên Trái Đất mạnh hơn lực hút của Mặt Trời do

  • A. Mặt Trăng lớn hơn Mặt Trời.
  • B. Mặt Trăng ở gần hơn Mặt Trời.
  • C. Mặt Trăng sáng hơn Mặt Trời.
  • D. Mặt Trăng tối hơn Mặt Trời.

Câu 15: Ở vùng gió mù

  • A. đổi chiều theo mùa.
  • B. đổi chiều theo ngày.
  • C. đổi chiều theo đêm.
  • D. đổi chiều theo năm.

Câu 16: Lực hút của Mặt Trời đối với lớp nước trên Trái Đất yếu hơn lực hút của Mặt Trăng do

  • A. Mặt Trời lớn hơn Mặt Trăng nhiều.
  • B. Mặt Trời gần Trái Đất hơn Mặt Trăng.
  • C. Mặt Trời xa Trái Đất hơn Mặt Trăng.
  • D. Mặt Trời sáng hơn Mặt Trăng nhiều.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

  • A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.
  • B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có
  • C. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.
  • D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.

Câu 18: Các dòng biển nóng và dòng biển có điểm chung nào sau đây?

  • A. Ảnh hưởng đến lượng mưa.
  • B. Ảnh hưởng đến nhiệt độ.
  • C. Ảnh hưởng đến khí áp.
  • D. Ảnh hưởng đến gió.

Câu 19: Người dân sống ven biển thường lợi dụng thủy triều để

  • A. phát triển du lịch.
  • B. đánh bắt cá.
  • C. sản xuất muối.
  • D. nuôi hải sản.

Câu 20: Phát biêu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

  • A. Dao động thường xuyên.
  • B. Dao động theo chu kì.
  • C. Chỉ do sức hút Mặt Trời.
  • D. Khác nhau ở các biển.

Câu 21: Nơi có dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau thường hình thành

  • A. các ngư trường.
  • B. các bãi tắm.
  • C. các vịnh biển.
  • D. các bãi san hô
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển


Trắc nghiệm địa 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển (P1)
  • 1.312 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021