Trắc nghiệm chương I: Bản đồ
Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất, KhoaHoc đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm chương 1: Bản đồ địa lí 10. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này, các bạn sẽ được trải nghiệm các dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là:
- A. Do bề mặt Trái Đất cong.
- B. Do yêu cầu sử dụng khác nhau.
- C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện.
- D. Do hình dáng lãnh thổ.
Câu 2: Mặt phẳng chiều đồ thường có dạng hình học là:
- A. Hình nón.
- B. Hình trụ.
- C. Mặt phẳng.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Cơ sở để phân chia thành các loại phép chiếu phương vị, hình nón, hình trụ là:
- A. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện.
- B. Do hình dạng mặt chiếu.
- C. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu.
- D. Do đặc điểm lưới chiếu.
Câu 4: Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại đứng, ngang, nghiêng là:
- A. Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu.
- B. Do hình dạng mặt chiếu.
- C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện.
- D. Do đặc điểm lưới chiếu.
Câu 5: Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là:
- A. Hình nón.
- B. Mặt phẳng.
- C. Hình trụ.
- D. Hình lục lăng.
Câu 6: Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí:
- A. Cực.
- B. Vòng cực.
- C. Chí tuyến.
- D. Xích đạo.
Câu 7: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm:
- A. Tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
- B. Cao ở vòng cực và giảm dần về 2 phía.
- C. Cao ở 2 cực và giảm dần về các vĩ độ thấp hơn.
- D. Không đổi trên tồn bộ lãnh thổ thể hiện.
Câu 8: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị ngang có đặc điểm:
- A. Cao ở xích đạo và giảm dần về 2 nữa cầu Bắc - Nam.
- B. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần về 2 phía Đông – Tây.
- C. Cao ở vị trí giao của kinh tuyến giữa và xích đạo và giảm dần khi càng xa giao điểm đó.
- D. Cao ở vị trí giao của kinh tuyến gốc và xích đạo và giảm dần khi càng xa giao điểm đó.
Câu 9: Phép chiếu phương vị ngang thường được dùng để vẻ bản đồ:
- A. Bán cầu Đông và bán cầu Tây.
- B. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
- C. Vùng cực.
- D. Vùng vĩ độ trung bình.
Câu 10: Tính chính xác trong phép chiếu phương vị nghiêng có đặc điểm:
- A. Cao ở vị trí tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi càng xa điểm tiếp xúc đó.
- B. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần về 2 phía Đông – Tây.
- C. Cao ở xích đạo và giãm dần về 2 phía Bắc – Nam.
- D. Cao ở vĩ độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi xa vĩ độ đó.
Câu 11: Phép chiếu phương vị nghieng thường được dùng để vẻ bản đồ:
- A. Bán cầu Đông và bán cầu Tây.
- B. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
- C. Vùng cực.
- D. Vùng vĩ độ trung bình.
Câu 12: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ ở xích đạo với độ chính xác lớn nhất:
- A. Phương vị đứng.
- B. Phương vị ngang
- C. Phương vị nghiêng
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 13: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ ở Tây Âu với độ chính xác lớn nhất:
- A. Phương vị đứng
- B. Phương vị ngang
- C. Phương vị nghiêng
- D. Cả a và b đúng
Câu 14: Trong số các phép chiếu phương vị, phép chiếu có khả năng thể hiện phần lãnh thổ của
lục địa Nam Cực với độ chính xác lớn nhất:
- A. Phương vị đứng
- B. Phương vị ngang
- C. Phương vị nghiêng
- D. Cả a và c đúng
Câu 15: Tính chính xác trong phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm là:
- A. Cao ở kinh tuyến giữa và giảm dần vế 2 phía Đông - Tây
- B. Cao ở xích đạo và giảm dần về 2 phía Bắc – Nam
- C. Cao ở kinh độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi càng xa kinh độ đó
- D. Cao ở vĩ độ tiếp xúc với mặt chiếu và giảm dần khi xa vĩ độ đó
Câu 16: Phép chiếu hình nón đứng thường được sử dụng để vẽ nhưng phần lãnh thổ có đặc điểm:
- A. Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Bắc – Nam.
- B. Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Đông – Tây.
- C. Nằm ở vĩ độ thấp, kéo dài theo chiều Đông – Tây.
- D. Nằm ở vĩ độ cao, kéo dài theo chiều Đông – Tây.
Câu 17: Phép chiếu hình trụ đứng thường được sử dụng để vẽ những phần lãnh thổ có đặc điểm:
- A. Nằm gần cực
- B. Nằm gần xích đạo
- C. Nằm gần vòng cực
- D. Nằm ở vĩ độ trung bình
Câu 18: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu:
- A. Hình nón đứng và hình trụ đứng
- B. Phương vị ngang và hình trụ đứng
- C. Phương vị ngang và hình nón đứng
- D. Phương vị đứng và hình trụ đứng
Câu 19: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm ở vĩ độ trung bình với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu:
- A. Phương vị nghiêng
- B. Hình nón nghiêng
- C. Hình trụ nghiêng
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 20: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm ở vùng cực với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu:
- A. Phương vị đứng
- B. Phương vị ngang
- C. Hình nón đứng
- D. Hình trụ đứng
Câu 21: Bản đồ tỉ lệ lớn là loại bản đồ có tỉ lệ:
- A. Lớn hơn hoặc bằng 1:200 000
- B. Lớn hơn 1:200 000
- C. Lớn hơn hoặc bằng 1:100 000
- D. Bé hơn hoặc bằng 1:200 000
Câu 22: Bản đồ giáo khoa là loại bản đồ được phân loại dựa theo:
- A. Tỉ lệ bản đồ
- B. Phạm vi lãnh thổ
- C. Mục đích sử dụng
- D. A và B đúng
Câu 23: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
- A. Phân bố với phạm vi rộng rải
- B. Phân bố theo những điểm cụ thể
- C. Phân bố theo dải
- D. Phân bố không đồng đều
Câu 24: Các đối tượng địa lí nào sau đây thuờng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:
- A. Các đường ranh giới hành chính
- B. Các hòn đảo
- C. Các điểm dân cư
- D. Các dãy núi
Câu 25: Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện tưnøg đối tượng có đặc điểm:
- A. Thể hiện cho 1 phạm vi lãnh thổ rất rộng
- B. Đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ
- C. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng
- D. A và B đúng
Câu 26: Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:
- A. Hình học
- B. Chữ
- C. Tượng hình
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 27: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại
thường được biểu hiện bằng:
- A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu.
- B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.
- C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu.
- D. A và B đúng.
Câu 28: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí:
- A. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể
- B. Có sự di chuyển theo các tuyến
- C. Có sự phân bố theo tuyến
- D. Có sự phân bố rải rác
Câu 29: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp
đường chuyển động là:
- A. Hướng gió, các dãy núi...
- B. Dòng sông, dòng biển..
- C. Hướng gió, dòng biển...
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 30: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương
pháp kí hiệu đường chuyển động là:
- A. Các nhà máy sự trao đổi hàng hố..
- B. Các luồng di dân, các luồng vận tải..
- C. Biên giới, đường giao thông..
- D. Các nhà máy, đường giao thông..
Câu 31: Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
- A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ
- B. Phân bố tập trung theo điểm
- C. Phân bố theo tuyến
- D. Phân bố ở phạm vi rộng
Câu 32: Phương pháp khoanh vùng thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
- A. Phân bố tập trung theo điểm
- B. Không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định
- C. Phân bố ở phạm vi rộng
- D. Phân bố phân tán, lẻ tẻ
Câu 33: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng là:
- A. Thể hiện được sự phân bố của các đối tượng địa lí
- B. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng
- C. Thể hiện sự phổ biến của 1 loại đối tượng riêng lẻ, dường như tách ra với các loại đối tượng khác
- D. B và C đúng
Câu 34: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện:
- A. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
- B. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
- C. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
- D. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất Địa lí 10 (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa (P2)
- Trắc nghiệm chương VIII: Địa lí công nghiệp
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất (P1)
- Trắc nghiệm địa 10 bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính (P2)
- Trắc nghiệm địa lý 10: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 4)
- Trắc nghiệm địa 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống (P1)