Trắc nghiệm chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. KhoaHoc đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất địa lí 10. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này, các bạn sẽ được trải nghiệm các dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là
- A. Kinh tuyến đi qua múi giờ số 0
- B. Kinh tuyến Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6)
- C. Kinh tuyến đi qua giữa múi giờ số 12 (+12)
- D. Kinh tuyến T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6)
Câu 2: Nếu đi từ phải tây sang phải đông , khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải
- A. Lùi lại 1 ngày lịch.
- B. Lùi lại 1 giờ.
- C. Tăng thêm 1 ngày lịch.
- D. Tăng thêm 1 giờ.
Câu 3: Thiên hà là
- A. một tập hợp gồm nhiều giải ngân hà trong vũ trụ.
- B. một tập hợp của nhiều hệ mặt trời.
- C. khoảng không gian vô tận còn được gọi là vũ trụ.
- D. một tập hợp của rất nhiều Thiên thể cùng với bụi khi và bức xạ điện từ.
Câu 4: Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây
- A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.
- B. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ.
- C. Mặt trời ở trung tâm trái đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.
- D. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.
Câu 5: Dải Ngân Hà là
- A. thiên hà chứa mặt trời và các hành tinh của nó ( trong đó có Trái Đất ).
- B. một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ.
- C. tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.
- D. dài sáng trong Vũ Trụ , gồm vô số các ngôi sao tập hợp lại.
Câu 6: Hệ Mặt Trời bao gồm :
- A. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi ,khí.
- B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh mặt trời, các đám bụi, khí.
- C. rất nhiều Thiên thể ( các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,… ) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.
- D. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh ,khác đám bụi, khí.
Câu 7: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?
- A. Trong Hệ Mặt Trời Chỉ mặt trời có khả năng tự phát sáng.
- B. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ trái đất.
- C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là mặt trời và mặt trăng.
- D. Tất cả các thiên thể trong hệ mặt trời đều có khả năng tự phát sang.
Câu 8: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm ,nguyên nhân là do
- A. Trái Đất tự quay quanh trục.
- B. trục Trái Đất nghiêng.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 9: Trên bề mặt trái đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do
- A. Trái Đất tự quay quanh trục.
- B. trục Trái Đất nghiêng.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 10: Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tế khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là
- A. Trái Đất tự quay quanh trục.
- B. trục Trái Đất nghiêng.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
- D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 11: Các hành tinh trong hệ mặt trời có đặc điểm là
- A. đều chuyển động quanh mặt trời theo hướng thuận chiều kim đồng hồ
- B. chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ , trừ kim tinh và Thiên Vương Tinh
- C. 4 hành tinh gần mặt trời chuyển động theo hướng thuận chiều kim đồng hồ bốn hành tinh còn lại chuyển động theo hướng ngược lại
- D. chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng không xác định
Câu 12: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là
- A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau
- B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ
- C. Trái Đất nằm cách mặt trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ
- D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời
Câu 13: Bề mặt trái đất được chia ra làm
- A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
- B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
- C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
- D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
Câu 14: Giờ quốc tế ( giờ GMT ) được tinh theo giờ của múi giờ số mấy ?
- A. Múi giờ số 0.
- B. Múi giờ số 12.
- C. Múi giờ số 6.
- D. Múi giờ số 18.
Câu 15: Nếu đi từ phải đông sang phía tây , khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải
- A. Lùi lại 1 giờ.
- B. Tăng thêm 1 giờ.
- C. Lùi lại 1 ngày lịch.
- D. Tăng thêm 1 ngày lịch.
Câu 16: Theo quy định, những địa điểm nào đuợc đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất
- A. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 00
- B. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 1800
- C. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 900 Đ
- D. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 900 T
Câu 17: Theo quy định , những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất?
- A. Múi giờ số 0.
- B. Múi giờ số 6.
- C. Múi giờ số 12.
- D. Múi giờ số 18.
Câu 18: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành
- A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).
- B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
- C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).
- D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).
Câu 19: Nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam ( múi giờ số 7 ) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu ?
- A. 7 giờ ngày 15 - 2.
- B. 7 giờ ngày 14 - 2.
- C. 21 giờ ngày 15 – 2.
- D. 21 giờ ngày 14 -2.
Câu 20: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coooorriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành
- A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).
- B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
- C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).
- D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).
Câu 21: Khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 – 12 năm 2015 thì ở Việt Nam là
- A. 17 giờ ngày 31 -12 năm 2015.
- B. 17 giờ ngày 1 – 1 năm 2016.
- C. 7 giờ ngày 31 – 12 năm 2015.
- D. 7 giờ ngày 1 – 1 năm 2016.
Câu 22: Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là
- A. Trái Đất có hình khối cầu.
- B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- D. Tục Trái Đất nghiêng 23027’.
Câu 23: Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi
- A. Chuyển động theo phương kinh tuyến.
- B. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 300
- C. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 600
- D. Chuyển động theo phương vĩ tuyến.
Câu 24: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là
- A. Cực Bắc và cực Nam.
- B. Vùng từ chí tuyến nên cực.
- C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.
- D. Khắp bề mặt trái đất.
Câu 25: Ở bán cầu Nam, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm ?
- A. Ngày 21 – 3.
- B. Ngày 22 – 6.
- C. Ngày 23 – 9.
- D. Ngày 22 – 12.
Câu 26: Ở bán cầu Nam , chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành
- A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).
- B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
- C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).
- D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).
Câu 27: Trong quá trinh chuyển động biểu kiến hằng năm , Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày
- A. 21 – 3.
- B. 22 – 6.
- C. 23 – 9.
- D. 22 – 12.
Câu 28: Ở bán cầu Nam , chịu tác động của lục Coorriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành
- A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).
- B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
- C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).
- D. Giớ Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).
Câu 29: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là
- A. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
- B. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai cực.
- C. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.
- D. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai cực.
Câu 30: Mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần ?
- A. Mùa hạ.
- B. Mùa đông.
- C. Mùa xuân.
- D. Mùa thu.
Câu 31: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đình một lần trong năm là
- A. các địa điểm nằm trên xích đạo.
- B. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.
- C. các địa điểm nằm trên hai vòng cực.
- D. 2 cực.
Câu 32: Trên bề mặt trái đất nơi không có hiện tượng mặt trời lên thiên đình trong năm là
- A. các địa điểm nằm trên xích đạo.
- B. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.
- C. các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến.
- D. các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến đến hai cực.
Câu 33: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần mặt trời đi qua thiên đình gần nhau nhất là
- A. Tp. Hồ Chí Minh.
- B. Nha Trang.
- C. Vinh.
- D.Hà Nội.
Câu 34: Các chuyển động để sinh ra các mùa trên trái đất là:
- A. Trái đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng.
- B. Trái đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông trục trái đất nghiêng.
- C. Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động.
- D. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trục trái đất nghiêng.
Câu 35: Trong năm , bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào ngày
- A. 21 – 3.
- B. 22 – 6.
- C. 23 – 9.
- D. 22 – 12.
Câu 36: Ở bán cầu Nam, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian
- A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
- B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
- C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
- D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.
Câu 37: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về hệ Mặt Trời:
- A. Mặt Trời là thiên thể duy nhất có khả năng tự phát sáng.
- B. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.
- C. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng.
- D. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay.
Câu 38: Quĩ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng:
- A. Tròn.
- B. Ê líp
- C. Không xác định.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 39: Hướng chuyển động của các hành tinh trên quĩ đạo quanh Mặt Trời là:
- A. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh.
- B. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh.
- C. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh.
- D. Thuận chiều kim đồng hồ.
Câu 40: Ở bán cầu Bắc, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm ?
- A. Ngày 21 – 3.
- B. Ngày 22 – 6.
- C. Ngày 23 – 9.
- D. Ngày 22 – 12 .
Câu 41: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:
- A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh
- B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất
- C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh
- D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh
Câu 42: Hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn hơn Mặt Trời là:
- A. Thuỷ Tinh
- B. Kim Tinh
- C. Hoả Tinh
- D. Mộc Tinh
Câu 43: Mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng dài ra , đem càng ngắn lại ?
- A. Mùa hạ.
- B. Mùa đông.
- C. Mùa xuân.
- D. Mùa thu.
Câu 44: Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà bao gồm:
- A. Các thiên thể, khí, bụi.
- B. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.
- C. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi.
- D. Các hành tinh và các vệ tinh của nó.
Câu 45: Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt trái đất đều có ngày và đêm dài như nhau ?
- A. Ngày 21 – 3 và ngày 22 – 6.
- B. Ngày 21 – 3 và ngày 23 – 9.
- C. Ngày 22 – 6 và ngày 23 – 9.
- D. Ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12.
Câu 46: Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau ?
- A. Ở 2 cực.
- B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
- C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
- D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.
Câu 47: Theo dương lịch , các ngày xuân phân , hạ chí , thu phân , đông chí ở bán cầu Bắc lần lượt là
- A. 22 – 12; 23 – 9 ; 22 – 6 ; 21 – 3.
- B. 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12.
- C. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.
- D. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ;22 – 6.
Câu 48: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
- A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể.
- B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà.
- C. Dải Ngân Hà áo phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà.
- D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh.
Câu 49: Nguyên tử nguyên thuỷ theo thuyết Big Bang có đặc điểm là:
- A. Chứa vật chất bị nén ép trong 1 không gian vô cùng nhỏ bé nhưng rát đậm đặc và có nhiệt độ vô cùng cao.
- B. Các vật chất chuyển động tự do về mọi hướng 1 cách dễ dàng.
- C. Có nhiệt độ rất cao.
- D. Chứ vô vàn các phân tử khí đậm đặc.
Câu 50: Theo thuyết Big Bang, các ngôi sao và các Thiên Hà trong vũ trụ được hình thành chủ yếu do tác động của lực:
- A. Hấp dẫn.
- B. Ma sát
- C. Côriôlit.
- D. Li tâm.
Câu 51: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng:
- A. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời.
- B. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời.
- C. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh.
- D. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh.
Câu 52: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
- A. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có kích thước nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh.
- B. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có thời gian tự quay quanh trục ngắn hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh.
- C. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có thời gian chuyển động quanh Mặt Trời nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh.
- D. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có khối lượng nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh.
Câu 53: Một năm trên Trái Đất có độ dài so với một năm trên Thuỷ Tinh là:
- A. Bằng nhau.
- B. Dài gấp khoảng 3 lần.
- C. Dài gấp khoảng 4 lần.
- D. Ngắn hơn.
Câu 54: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:
- A. 149,6 nghìn km.
- B. 149,6 triệu km.
- C. 149,6 tỉ km.
- D. 140 triệu km