Trắc nghiệm chương V: Địa lí dân cư

  • 1 Đánh giá

Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. KhoaHoc đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm chương V: Địa lí dân cư sgk địa lí 10. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này, các bạn sẽ được trải nghiệm các dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dân số thế giới tăng hay giảm là do

  • A. Sinh đẻ và tử vong.
  • B. Số trẻ tử vong hằng năm.
  • C. Số người nhập cư.
  • D. Số người xuất cư.

Câu 2: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra với

  • A. Số trẻ em bị tử vong trong năm.
  • B. Số dân trung bình ở cùng thời điểm.
  • C. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
  • D. Số phụ nữ trong cùng thời điểm.

Câu 3: sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định:

  • A. Sinh đẻ và tử vong.
  • B. Sinh đẻ và di cư.
  • C. Di cư và tử vong.
  • D. Di cư và chiến tranh dich bệnh.

Câu 4: Tỉ suất sinh thô là tương quan giưa số trẻ em được sinh ra trong năm so với:

  • A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ ở cùng thời điểm.
  • B. Dân số trung bình ở cùng thời điểm.
  • C. Số phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 40 ở cùng thời điểm.
  • D. Số phụ nữ trong tổng dân số ở cùng thời điểm.

Câu 5: Thông thường, mức sống của dân cư ngày càng cao thì tỉ suất tử thô

  • A. Càng cao.
  • B. Càng thấp.
  • C. Trung bình.
  • D. Không thay đổi.

Câu 6: Dân số thế giới đạt mức 6 tỉ người vào năm:

  • A. 1999.
  • B. 2000.
  • C. 2001.
  • D. 2002.

Câu 7: Bùng nổ dân số trong lịch sử phát triển của nhân loại diễn ra ở:

  • A. Tất cả các nước trên thế giới.
  • B. Các nước đang phát triển.
  • C. Các nước kinh tế phát triển.
  • D. Tất cả các nước, trừ châu Âu.

Câu 8: Nhận định nào sau đây chưa chính xác:

  • A. Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.
  • B. Bước vào thế kỉ XXI, dân số thế giới đạt mức 6 tỉ người.
  • C. Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì có 11 quốc gia chiếm 61% dân số trên thế giới.
  • D. Quy mô dân số có sực khác nhau giữa các quốc gia.

Câu 9: Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là:

  • A. Tổng tỉ suất sinh.
  • B. Tỉ suất sinh thô.
  • C. Tỉ suất sinh chung.
  • C. Tỉ suất sinh đặc trưng.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh:

  • A. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội.
  • B. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội.
  • C. Chính sách phát triển dân số.
  • D. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt...).

Câu 11: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về tỉ suất sinh thô của thế giới thời kì 1950 - 2005:

  • A. Tỉ suất sinh thô không đều giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển.
  • B. Tỉ suất sinh thô giữa các nhóm nước có xu hướng giảm dần.
  • C. Tỉ suất sinh thô của các nước đang phát triển đạt mức cao nhất vào thời kì 1975 – 1980.
  • D. Tỉ suất sinh thô của các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.

Câu 12: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với:

  • A. Số người thuộc nhóm dân số già ở cùng thời điểm.
  • B. Số trẻ em và người già trong xã hội ở cùng thời điểm.
  • C. Những người có nguy cơ tử vong cao trong xã hội ở cùng thời điểm.
  • D. Dân số trung bình ở cùng thời điểm.

Câu 13: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm là:

  • A. Tiến bộ về ý tế và khoa học, kĩ thuật.
  • B. Điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.
  • C. Sự phát triển kinh tế.
  • D. Hồ bình trên thế giới được đảm bảo.

Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến tử suất tử thô cao là do:

  • A. Chiến tranh.
  • B. Đói nghèo, bệnh tật.
  • C. thiên tai.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 15: Chỉ số dự báo nhạy cảm nhất, phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khoẻ của trẻ em là:

  • A. Tỉ suất sinh thô.
  • B. Tỉ suất tử vong trẻ em.
  • C. Tỉ suất tử thô.
  • D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

Câu 16: Trong thời kì 2000 – 2005 tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thuộc về khu vực:

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Châu Phi.
  • C. Nam Mĩ.
  • D. Nam Á.

Câu 17: Các cường quốc dân số trên tập trung chủ yếu ở châu lục:

  • A. Châu Phi.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Á.
  • D. Châu Mĩ.

Câu 18: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về tỉ suất tử thô của thế giới thời kì 1950 – 2005:

  • A. Giai đoạn 2004 – 2005 tỉ suất tử thô của các nước đang phát triển cao hơn mức trung bình của các nước phát triển.
  • B. Tỉ suất tử thô cảu thế giới có xu hướng giảm dần.
  • C. Tỉ suất tử thô của các nước đang phát triển giảm nhanh hơn mức trung bình của các nước phát triển.
  • D. Tỉ suất tử thô của các nước đang phát triển thấp hơn so với các nước đang phát triển.

Câu 19: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa:

  • A. Tỉ suất thô và tỉ suất tử vong ở trẻ em.
  • B. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
  • C. Tỉ suất tử thô và gia tăng cơ học.
  • D. Tỉ suất sinh thô và gia tăng sinh học.

Câu 20: Động lực phát triển dân số thế giới là:

  • A. Mức sinh cao.
  • B. Gia tăng cơ học.
  • C. Gia tăng tự nhiên.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 21: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với

  • A. Số dân trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.
  • B. Số người trong độ tuổi lao động.
  • C. Số dân trung bình ở cùng thời điểm.
  • D. Số người ở độ tuổi từ 0 – 14 tuổi.

Câu 22: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là

  • A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
  • B. Gia tăng cơ học.
  • C. Số dân trung bình ở thời điểm đó.
  • D. Nhóm dân số trẻ.

Câu 23: Chủng tộc có số lượng đông nhất thế giới là:

  • A. Môngôlốit.
  • B. Ơrôpêốit.
  • C. Nêgrốit.
  • D. Ôtxtralốit.

Câu 24: Chủng tộc Môngôlốit phân bố chủ yếu ở châu lục:

  • A. Châu Á và châu Mĩ.
  • B. Châu Mĩ và châu Đại Dương.
  • C. Châu Á và Châu Đại Dương.
  • D. Châu Mĩ và châu Âu.

Câu 25: Số lượng các ngôn ngữ trên thế giới hiện nay vào khoảng:

  • A. 1000 – 2000.
  • B. 2000 – 3000.
  • C. 3000 – 4000.
  • D. 4000 – 5000.

Câu 26: Ngôn ngữ được dùng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay:

  • A. Tiếng Anh.
  • B. Tiếng Hoa.
  • C. Tiếng Hindu.
  • D. Tiếng Tây Ban Nha.

Câu 27: Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2015 là 20% có nghĩa là:

  • A. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em được sinh ra trong năm đó.
  • B. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em bị chết trong năm đó.
  • C. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em có nguy cơ tử vong trong năm đó.
  • D. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.

Câu 28: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020, biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người. Số dân của năm 2014 là

  • A. 7257,8 triệu người.
  • B. 7287,8 triệu người.
  • C. 7169,6 triệu người.
  • D. 7258,9 triệu người.

Câu 29: Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa

  • A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
  • B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.
  • C. Số trẻ em nam so với tổng số dân.
  • D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.

Câu 30: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới

  • A. Phân bố sản xuất
  • B. Tổ chức đời sống xã hội.
  • C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
  • D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Câu 31: Thông thường, nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi được gọi là nhóm:

  • A. Trong độ tuổi lao động.
  • B. Trên độ tuổi lao động.
  • C. Dưới độ tuổi lao động.
  • D. Độ tuổi chưa thể lao động.

Câu 32: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

  • A. Cơ cấu dân số theo lao động.
  • B. Cơ cấu dân số theo giới.
  • C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
  • D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 33: Đặc điểm nào sau đây là của quần cư nông thôn ?

  • A. Các điểm dân cư nông thôn nằm phân tán theo không gian.
  • B. Có chức năng san xuất phi nông nghiệp.
  • C. Quy mô dân số đông.
  • D. Mức độ tập trung dân số cao.

Câu 34: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35% nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có:

  • A. Dân số trẻ.
  • B. Dân số già.
  • C. Dân số trung bình.
  • D. Dân số cao.

Câu 35: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của quần cư thành thị ?

  • A. Các điểm dân cư nằm phân tán theo không gian.
  • B. Có chức năng sản xuất nông nghiệp.
  • C. Xuất hiện sớm.
  • D. Mức độ tập trung dân số cao.

Câu 36: Hai loại hình quần cư chủ yếu là

  • A. Quần cư tập trung và quần cư riêng lẻ.
  • B. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
  • C. Quần cư cố định và quần cư tạm thời.
  • D. Quần cư tự giác và quần cư tự phát.

Câu 37: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là

  • A. Khí hậu.
  • B. Đất đai.
  • C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
  • D. Nguồn nước.

Câu 38: Khu vực nào sau đây dân cư thường tập trung đông đúc hơn ?

  • A. Khu vực trồng cây công nghiệp dài ngày.
  • B. Khu vực trồng lúa nước.
  • C. Khu vực trồng cây ăn quả.
  • D. Khu vực trồng rừng.

Câu 39: Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là

  • A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
  • B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
  • C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
  • D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Câu 40: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa ?

  • A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn.
  • B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
  • C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.
  • D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động.

Câu 41: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là

  • A. Làm thay đổi sự phân bố dân cư.
  • B. Làm thay đổi tỉ lệ sinh tử.
  • C. Làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
  • D. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 42: Tại sao vùng hoang mạc thường có dân cư thưa thớt.

  • A. Đất nghèo dinh dưỡng.
  • B. Không sản xuất được lúa gạo.
  • C. Nghèo khoáng sản.
  • D. Khí hậu khắc nghiệt, không có nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Câu 43: Khu vực nào dưới đây có mật độ dân số dưới 10 người/km2?

  • A. Tây Âu.
  • B. Ô-xtrây-li-a
  • C. Đông Nam Á
  • D. Nam Á

Câu 44: Khu vực nào dưới đây có mật độ dân số từ trên 200 người/km2 ?

  • A. In-đô-nê-xi-a.
  • B. Phía Đông Trung Quốc.
  • C. Hoa Kì.
  • D. Liên Bang Nga.

Câu 45: Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là những nơi

  • A. Có đất đai màu mỡ,có mức độ tập trung công nghiệp cao.
  • B. Có địa hình cao, khí hậu mát mẻ, có đặc điểm đu lịch.
  • C. Có lượng mưa rất lớn, có rừng rậm phát triển.
  • D. Có mặt bằng lớn, có công nghiệp khai thác khoáng sản.

Câu 46: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực.

  • A. Vai trò.
  • B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
  • C. Mức độ ảnh hưởng.
  • D. Thời gian.

Câu 47: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tinh chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là

  • A. Tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Vốn.
  • C. Vị trí địa lí.
  • D. Thị trường.

Câu 48: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành :

  • A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.
  • C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
  • D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.

Câu 49: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố

  • A. Cần thiết cho quá trình sản xuất.
  • B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác.
  • C. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất.
  • D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Câu 50: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là

  • A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
  • B. Vốn.
  • C. Thì trường tiêu thụ.
  • D. Con người.

Câu 51: Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên ?

  • A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
  • B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.
  • C. Quyết định sự phát triển của nền kinh tế và xã hội loài người.
  • D. Sự giâu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Câu 52: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một đất nước, góp phầ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó, được gọi là

  • A. Nguồn lực tự nhiên.
  • B. Nguồn lực kinh tế - xã hội.
  • C. Nguồn lực bên trong.
  • D. Nguồn lực bên ngoài.

Câu 53: Cơ cấu nghành kinh tế của các nước đang phát triển có đặc điểm là

  • A. Tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp rất cao.
  • B. Tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm nhanh.
  • C. Tỉ trọng các nghành tương đương nhau.

Câu 54: Cơ cấu nghành kinh tế của các nhóm nước và thế giới đang có sự chuyển dịch theo hướng

  • A. Giảm tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng nghành công nghiệp – xây dựng.
  • B. Tăng tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng nhanh dịch vụ.
  • C. Giữ nguyên tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, thay đổi tỉ trọng nhanh công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
  • D. Giảm tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng nghành dịch vụ.

Câu 55: Cơ cấu kinh tế được hình thành dựa trên chế độ sở hữu là

  • A. Cơ cấu lãnh thổ.
  • B. Cơ cấu nhanh và thành phần kinh tế.
  • C. Cơ cấu thành phần kinh tế.
  • D. Cơ cấu nhanh kinh tế.
Xem đáp án
  • 22 lượt xem