Trắc nghiệm chương IX: Địa lí dịch vụ
Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. KhoaHoc đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm chương IX: Địa lí dịch vụ sgk địa lí 10. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này, các bạn sẽ được trải nghiệm các dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng, với bộ câu hỏi (có kèm đáp án) này sẽ giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất để đạt được điểm cao trong học tập.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển , phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là
A.Sự phất triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.
B.Sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải.
C.Mối quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ.
D.Trình độ phát triển công nghiệp của một vùng.
Câu 2: Người ta thường dựa vào tiêu chí nào sau đây để đanh giá cước phí vận tải hàng hóa ?
A.Cự li vận chuyển trung bình.
B.Khối lượng vận chuyển.
C.Khối lượng luân chuyển.
D.Chất lượng dịch vụ vận tải.
Câu 3: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành.
A.Dịch vụ công. B.Dịch vụ tiêu dùng.
C.Dịch vụ kinh doanh. D.Dịch vụ cá nhân.
Câu 4: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng
A.Khối lượng luân chuyển.
B.Sự an toàn cho hành khách và hàng hóa.
C.Sự kết hợp của các loại hình giao thông vận tải.
D.Khối lượng vận chuyển.
Câu 5: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm:
A.Giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
B.Các dịch vụ hành chinh công.
C.Tài chinh, bảo hiểm.
D.Bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao.
Câu 6: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ?
A.Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất.
B.Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.
C.Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội.
D.Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa ,lịch sử ,các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.
Câu 7: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là
A.Quy mô, cơ cấu dân số.
B.Mức sống và thu nhập thực tế.
C.Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
D.Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
Câu 8: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đế
A.Sự phân bố các mạng lưới dịch vụ.
B.Nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
C.Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
D.Sức mua và nhu cầu dịch vụ.
Câu 9: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến
A.Cơ cấu ngành dịch vụ.
B.Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
C.Hình thành các điểm du lịch.
D.Mạng lưới ngành dịch vụ.
Câu 10: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ ?
A.Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
B.Di tích lịch sử văn hóa.
C.Quy mô, cơ cấu dân số.
D.Mức sống và thu nhập của người dân.
Câu 11: Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng.
A.Cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới.
B.Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển.
C.Thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.
D.Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.
Câu 12: Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP ?
A.Hoa Kì. B.Bra-xin.
C.Trung Quốc. D.Thái Lan.
Câu 13: Tiêu chí nào không để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải ?
A.Cước phí vận tải thu được.
B.Khối lượng vận chuyển.
C.Khối lượng luân chuyển.
D.Cự li vận chuyển trung bình.
Câu 14: Các trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới là:
A.Lôt an-giơ-let, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Pa-ri, Xao Pao-lô.
B.Phran-phuốc, Bruc-xen, Duy-rich, Xin-ga-po.
C.Niu i-ôc, Luân Đôn, Tô-ki-ô.
D.Luân Đôn, Pa-ri, Oa-sinh-tơn, Phran-phuốc.
Câu 15: Nhân tố nào dưới đây là nhân tố uyết định sự phát triển của du lịch Việt Nam ?
A.Lực lượng lao động dồi dào.
B.Nhu cầu du lịch lớn.
C.Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.
D.Cơ sở hạ tầng du lịch.
Câu 16: Ý nào sau đây không nói về vai trò của ngành giao thông vận tải ?
A.Tham gia cung ứng nguyên liệu, vật tư, kĩ thuật cho sản xuất.
B.Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
C.Cùng cố tinh thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
D.Góp phần phân bố dân cư hợp lí.
Câu 17: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là
A.Chất lượng của dịch vụ vận tải.
B.Khối lượng vận chuyển.
C.Khối lượng luân chuyển.
D.Sự chuyển chở người và hàng hóa.
Câu 18: Nhược điểm chÍnh của ngành vận tải đường sắt là
A.Đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray.
B.Đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga.
C.Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray.
D.Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn cao.
Câu 19: Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là
A.Sự tiện lợi, tÍnh cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình.
B.Các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại.
C.Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa.
D.Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn.
Câu 20: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ?
A.Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển.
B.Quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải.
C.Quy định mật độ , mạng lưới các tuyến đường giao thông.
D.Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
Câu 21: Ở xứ lạnh , về mùa đông , loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được ?
A.Đường sắt. B.Đường ô tô.
C.Đường sông. D.Đường hành không.
Câu 22: Ở các vùng hoang mạc nhiệt đới, người ta chuyên chở hàng hóa bằng
A.Máy bay.
B.Tàu hóa.
C.Ô tô.
D.Bằng gia súc (lạc đà).
Câu 23: Hạn chế lớn nhất của sự bùng nổ trong việc sử dụng phường tiện ô tô là
A.Tắc nghẽn giao thông.
B.Gây ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
C.Gây thủng tần ôdôn.
D.Chi phí cho sửa chữa đường hằng năm rất lớn.
Câu 24: Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là
A.Các tuyến đường xuyên Á.
B.Đường Hồ Chí Minh.
C.Quốc lộ 1
D.Các tuyến đường chạy từ Tây sang Đông.
Câu 25: Vận tải đường ống là loại hình vận tải trẻ, các tuyến đường ống trên thế giới được xây dựng trong thế kỉ
A.XIX B.XXI
C.XX D.XVI
Câu 26: Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển
A.Than. B.Nước.
C.Dầu mỏ, khí đốt. D.Quặng kim loại.
Câu 27: Ở miền núi , ngành giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do
A.Địa hình hiểm trở.
B.Khí hậu khắc nghiệt.
C.Dân cư thưa thớt.
D.Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
Câu 28: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước ta và châu lục ?
A.Nông nghiệp. B.Công nghiệp.
C.Dịch vụ. D.Du lịch.
Câu 29: Nước có hệ thống đường ống dài và dày đặc nhất thế giới.
A.I- rắc. B.A- rập Xê-út.
C.I-ran. D.Hoa Kì.
Câu 30: Từ Mi-na al A-hma đế Giê-noa đi vòng qua châu Phi là 11069 hải lí, nếu đi qua kênh Xuy-ê chỉ mất 4705 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn khoảng ( % ).
A.58%. B.70%.
C.42%. D.50%.
Câu 31: Giao thông đường thủy nói chung có ưu điểm là:
A.Cước phí vận tải rẻ, thích hợp với chở hàng nặng, cồng kềnh.
B.Tiện lượi, thích nghi với mọi điều kiện địa hình.
C.Vận chuyển được hàng nặng trên đường xa, với tốc độ nhanh, ỏn định.
D.Có hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và chung bình.
Câu 32: Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất ?
A.Tốc độ chậm, thiếu an toàn.
B.Cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp .
C.Không cơ động, chi phí đầu tư lớn.
D.Chỉ vận chuyển được chất lỏng.
Câu 33: Kênh đào Pa-na-ma được Hoa Kì trao trả hoàn toàn cho nhân dân Pa-na-ma vào năm
A.1977. B.1999.
C.1979. D.1998.
Câu 34: Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở
A.Hoa Kì và Tây Âu.
B.Nhật Bản, Anh và Pháp.
C.Hoa Kì và các nước Đông Âu.
D.Nhật Bản và các nước Đông Âu.
Câu 35: Kênh Xuy-ê được đào cắt ngang qua eo đất Xuy-e của quốc gia nào ?
A.I-ran. B.A-rập Xê-út.
C.Ai Cập. D.Li-Bi.
Câu 36: Tại sao tàu qua kênh Xuy-ê không cần âu tàu như ở kênh Pa-na-ma ?
A.Do kênh được đào sâu, rộng hơn.
B.Do các tàu được đầu tư kĩ thuật tốt hơn.
C.Do mực nước biển ở Địa Trung Hải và vịnh Xuy-ê gần như bằng nhau.
D.Tất cả đều đúng.
Câu 37: Hiện nay, kênh đào Xuy-ê thuộc sở hữu của quốc gia nào ?
A.Anh. B.Pháp.
C.Mĩ. D.Ai Cập.
Câu 38: Kênh đào Pa-na-ma được đưa vào sử dụng năm
A.1882. B.1904.
C.1914. D.1999.
Câu 39: Khi kênh đào Xuy-ê bị đóng cửa các nước bị tổn thất lớn nhất là
A.Các nước Mĩ la tinh.
B.Hoa Kì.
C.A-rập Xê-út.
D.Các nước ven Địa Trung Hải Và Biển Đen.
Câu 40: Từ Ba-lik-pa-pan đến Rôt-tec-đam vòng qua Châu Phi mất 12081 hải lí nếu đi qua kênh Xuy-ê chỉ mất 9303 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn khoảng ( % ).
A.58%. B.25%.
C.23%. D.77%.
Câu 41: Kênh đào Xuy-ê có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa nào sau đây từ các nước Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển ?
A.Lương thực, thực phẩm.
B.Hàng tiêu dùng.
C.Máy móc công nghiệp.
D.Dầu mỏ.
Câu 42: Kênh đào Pa-na-ma nối liền
A.Địa Trung Hải và Biển Đỏ.
B.Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương.
C.Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.
D.Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 43: Từ Niu-Iooc đến Xan Phran-xi-xcô, đi vòng qua Nam Mĩ mất 13107 hải lí, nếu đi qua kênh Pa-na-ma chỉ mất 5263 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn đi khoảng ( % ).
A.60%. B.70%.
C.25%. D.50%.
Câu 44: Tổng chiều dài của kênh Pa-na-ma là
A.40 km. B.46 km.
C.64 km. D.50 km.
Câu 45: Từ Li-vơ-oun đến đến Xan Phran-xi-xcô, đi vòng qua Nam Mĩ mất 13107 hải lí, nếu đi qua kênh Pa-na-ma chỉ mất 7930 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn đi khoảng ( % ).
A.60%. B.26%.
C.20%. D.50%.
Câu 46: Nội thương phát triển góp phần
A.Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
B.Gán thị trường trong nước với thị trường quốc tế, đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.
C.Làm tăng kim ngạch nhập khẩu.
D.Làm tăng kim ngạch xuất khẩu.
Câu 47: Từ Niu-Iooc đến I-ô-cô-ha-ma, đi vòng qua Nam Mĩ mất 13042 hải lí, nếu đi qua kênh Pa-na-ma chỉ mất 5263 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn đi khoảng ( % ).
A.60%. B.26%.
C.20%. D.50%.
Câu 48: Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả
A.Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.
B.Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.
C.Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
D.Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
Câu 49: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua
A.Việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua.
B.Việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
C.Việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng.
D.Việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
Câu 50: Từ Niu-Iooc đến Xít-ni, đi vòng qua Nam Mĩ là 13051 hải lí, nếu đi qua kênh Panama chỉ mất 9692 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn khoảng ( % )
A.0%. B.70%. C.26%. D.50%.
Câu 51: Thị trường được hiểu là
A.Nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa.
B.Nơi gặp gỡ giữa bên bán bên ua.
C.Nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.
D.Nơi có các chợ và siêu thị.
Câu 52: Theo quy luật cung-cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả
A.Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.
B.Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.
C.Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
D.Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
Câu 53: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại?
A.Điều tiết sản xuất.
B.Thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
C.Phân tích thị trường trong nước và quốc tế.
D.Hướng dẫn tiêu dùng.
Câu 54: Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới là
A.Trung Quốc, Hoa Kì, châu Âu.
B.Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.
C.Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á.
D.Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ.
Câu 55: Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là gì ?
A.Tiền. B.Vàng.
C.Dầu mỏ. D.Cả 3 ý trên.
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
1 - b | 2 - c | 3 - c | 4 - b | 5 - d |
6 - c | 7 - b | 8 - c | 9 - d | 10 - a |
11 - b | 12 - a | 13 - a | 14 - c | 15 - c |
16 - d | 17 - d | 18 - c | 19 - a | 20 - d |
21 - c | 22 - d | 23 - b | 24 - c | 25 - c |
26 - b | 27 - a | 28 - b | 29 - d | 30 - a |
31 - a | 32 -b | 33 - b | 34 - a | 35 - c |
36 - c | 37 - d | 38 - c | 39 - d | 40 - c |
41 - d | 42 - d | 43 - a | 44 - c | 45 - c |
46 - a | 47 - b | 48 - c | 49 - b | 50 - c |
51 - b | 52 - b | 53 - c | 54 - b | 55 - a |
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 28: Địa lí ngành trồng trọt (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất (P1)
- Trắc nghiệm địa lý 10: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)
- Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra học kì 1 (P4)
- Trắc nghiệm chương I: Bản đồ
- Trắc nghiệm địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra một tiết - học kì 1 (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 28: Địa lí ngành trồng trọt (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (P2)