Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra học kì 1 (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra học kì 1 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Không làm thay đổi thành phần của đá là:
- A. Phong hóa sinh học.
- B. Phong hóa lí học.
- C.Phong hóa hóa học.
- D. Ý A và C đúng.
Câu 2: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm
- A. các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- B. toàn bộ vỏ Trái Đất.
- C. vỏ Trái Đất và khí quyển bên trên.
- D. toàn bộ các địa quyển
Câu 3: Hiện tượng xảy ra khi vận động hạ xuống làm cho thu hẹp diện tích lục địa, mở rộng diện tích biển là:
- A. Biển tiến.
- B. Biển thoái.
- C. Uốn nếp.
- D. Đứt gãy.
Câu 4: Quốc gia nào sau đây tuy không nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nhưng lại trồng lúa và có lượng gạo xuất khẩu lớn ?
- A. Hoa Kỳ
- B. Pháp
- C.Thái Lan
- D. Nga
Câu 5: Thạch quyển có bao nhiêu mảng kiến tạo lớn:
- A, 5.
- B. 6.
- C. 7.
- D. 8.
Câu 6: Cùng một dãy núi, nhưng mưa nhiều ở:
- A. Sườn khuất gió .
- B. Ở đỉnh núi rất cao..
- C.Ở chân núi.
- D. Sườn đón gió.
Câu 7: Mưa thường xảy ra ở:
- A. Khu vực áp thấp và dọc các frông.
- B. Khu vực áp cao.
- C. Khu vực áp thấp.
- D. Dọc các frông nóng.
Câu 8: Đồng bằng châu thổ là dạng địa hình được hình thành bởi quá trình:
- A. Xâm thực.
- B. Tích tụ.
- C. Bào mòn.
- D. Vận chuyển vật liệu xâm thực.
Câu 9: Chọn ý đúng nhất: Giải thích tại sao ở hoang mạc phong hóa lí học lại thể hiện rõ nhất?
- A. Lượng mưa ít.
- B. Sự thay đổi nhiệt độ.
- C. Khí hậu khô khan, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn.
- D.Gió thổ mạnh.
Câu 10: Rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất,là vai trò của quyển nào sau đây?
- A. thủy quyển.
- B. sinh quyển.
- C. thạch quyển.
- D. khí quyển.
Câu 11: Việt Nam thuộc đới khí hậu nào sau đây?
- A. Cực.
- B. Ôn đới.
- C. Cận cực.
- D. Nhiệt đới.
Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không do tác động của nội lực?
- A. Bồi tụ.
- B. Uốn nếp.
- C. Đứt gãy.
- D. Tạo lục.
Câu 13: Tm là kí hiệu của khối khí:
- A. Chí tuyến hải dương.
- B. Xích đạo hải dương.
- C. Cực lục.
- D. Xích đạo khô.
Câu 14: Mảng kiến tạo nào không có lục địa?
- A. Bắc Mĩ.
- B. Thái Bình Dương.
- C. Phi.
- D. Âu - Á.
Câu 15: Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm , lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm:
- A. 0,20 C .
- B. 0,30 C
- C. 0,50 C.
- D. 0,60 C .
Câu 16: Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá mềm sẽ xảy ra hiện tượng:
- A. . Uốn nếp.
- B. Biển thoái.
- C. Biển tiến.
- D. Đứt gãy.
Câu 17: Vùng ven biển gần các dòng biển lạnh sẽ chịu ảnh hưởng gây ra:
- A. Độ ẩm cao, mưa nhiều.
- B. Khô hạn, ít mưa.
- C. Mưa trung bình.
Câu 18: Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA
Năm | Tổng số dân(1000người) | Tốc độ tăng DS(%) |
1995 | 71 995 | 1,65 |
1999 | 76 597 | 1,51 |
2002 | 79 538 | 1,32 |
2005 | 82 392 | 1,33 |
2016 | 92700 | 0,9 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân và tốc độ tăng dân số tự nhiên của nước ta trong giai đoạn 1995-2016 là
- A. biểu đồ tròn.
- B. biểu đồ cột.
- C. biểu đồ đường.
- D. biểu đồ kết hợp.
Câu 19: Bộ phận nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế?
- A. Những người tàn tật không có khả năng lao động.
- B. Những người nội trợ phục vụ gia đình.
- C. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
- D. Học sinh, sinh viên đang tham gia học tập.
Câu 20: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo
- A. vĩ độ.
- B. thời gian.
- C. độ cao và hướng địa hình.
- D. khoảng cách gần hay xa đại dương
Câu 21: Chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là
- A. biến động dân số.
- B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
- C. tỉ suất gia tăng cơ học.
- D. tỉ suất gia tăng dân số.
Câu 22: "Nước Cộng hòa Cafê" dùng để chỉ :
- A .Colombia
- B. Braxin
- C. Anh
- D. Pháp
Câu 23: Loại gió đem lại mưa nhiều do thổi từ đại dương vào lục địa là:
- A. Gió Mậu dịch.
- B. Gió fơn.
- C. Gió Tây ôn đới, gió mùa.
- D. Gió núi.
Câu 24: Không khí dù rất nhẹ nhưng vẫn có sức nén xuống mặt Trái Đất, được gọi là:
- A.Khí quyển.
- B. Khí hậu.
- C. Khí áp.
- D. Frông.
Câu 25: Hẻm vực, thung lũng được sinh ra từ kết quả của vận động:
- A. Tạo núi.
- B. Uốn nếp.
- C. Nội lực.
- D. Đứt gãy.
Câu 26: Phong hóa lí học xảy ra mạnh mẽ ở vùng có khí hậu:
- A. Ôn hòa.
- B. Ẩm ướt.
- C. Mưa trung bình.
- D. Khô, nóng.
Câu 27: FP được gọi là Frông:
- A. Frông Ôn đới.
- B. Frông xích đạo
- C. Frông địa cực
- D. Frông chí tuyến.
Câu 28: Nội lực sinh ra do nguồn năng lượng từ:
- A. Mặt Trời.
- B. trong lòng đất.
- C. Không khí, nước
- D. Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 28: Địa lí ngành trồng trọt (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra học kì 1 (P4)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (P1)
- Trắc nghiệm địa 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 38: Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy – ê và kênh đào Pa –ra-ma
- Trắc nghiệm chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
- Trắc nghiệm địa lý 10: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa (P2)