Trắc nghiệm địa lí 10 bài 23: Cơ cấu dân số (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 bài 23: Cơ cấu dân số (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thành phần nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?
- A. Người có việc làm ổn định.
- B. Những người làm nội trợ.
- C. Người làm việc tạm thời.
- D. Người chưa có việc làm.
Câu 2: Thành phần nào sau đây thuộc vào nhóm hoạt động kinh tế?
- A. Học sinh.
- B. Sinh viên,
- C. Nội trợ.
- D. Thất nghiệp.
Câu 3: Các nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu theo lao động?
- A. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế theo ngành.
- B. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế thành phần,
- C. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần.
- D. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
Câu 4: Hoạt động kinh tế nào sau đây không thuộc khu vực I?
- A. Nông nghiệp.
- B. Lâm nghiệp,
- C. Công nghiệp.
- D. Ngư nghiệp.
Câu 5: Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực II?
- A. Nông nghiệp.
- B. Lâm nghiệp,
- C. Công nghiệp.
- D. Ngư nghiệp.
Câu 6: Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực III?
- A. Lâm nghiệp.
- B. Công nghiệp,
- C. Ngư nghiệp.
- D. Dịch vụ
Câu 7: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa:
- A. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân
- B. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
- C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
- D. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân
Câu 8: Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi:
- A. dưới tuổi lao động
- B. trong tuổi lao động
- C. trên tuổi lao động
- D. dưới và trên tuổi lao động
Câu 9: Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là
- A. Đáy rộng, đỉnh nhịn, ở giữa thu hẹp.
- B. Đáy hẹo, đỉnh phình to.
- C. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp .
- D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.
Câu 10: Kiểu tháp ổn định (Nhật) có đặc điểm là :
- A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.
- B. Đáy hẹp, đỉnh phình to
- C. ở giữa tháp thu hẹp, phình to ở phía hai đầu.
- D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.
Câu 11: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là
- A. nguồn lao động.
- B. Lao động đang hoạt động kinh tế .
- C. Lao động có việc làm.
- D. Những người có nhu cầu về việc làm.
Câu 12: Nguồn lao động được phân làm hai nhóm
- A. Nhóm có việc làm ổn định và nhóm chưa có việc làm.
- B. Nhóm có việc làm tạm thời và nhóm chưa có việc làm.
- C. Nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
- D. Nhóm tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động.
Câu 13: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế ?
- A. Nội trợ.
- B. Những người tàn tật.
- C. Học sinh, sinh viên.
- D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
Câu 14: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế ?
- A. Những người đang làm việc trong các nhà máy.
- B. Những người nông dân đang làm việc trên ruộng đồng.
- C. Học sinh, sinh viên.
- D. Có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
Câu 5: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
- A. Cơ cấu dân số theo lao động.
- B. Cơ cấu dân số theo giới.
- C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
- D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Câu 16: Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh
- A. trình độ dân trí và học vấn của dân cư
- B. tỉ lệ người biết chữ trong xã hội
- C. số năm đến trường trung bình của dân cư
- D. đời sống văn hóa và trình độ dân trí của dân cư
Câu 17: Kiểu tháp tuổi nào sau đây thể hiện tuổi thọ trung bình cao?
- A. mở rộng
- B. ổn định
- C. thu hẹp
- D. không thể xác định được
Câu 18: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là
- A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.
- B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
- C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.
- D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Câu 19: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35% nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có
- A. Dân số trẻ.
- B. Dân số già.
- C. Dân số trung bình.
- D. Dân só cao.
Câu 20: Sự khác biệt giữa tháp mở rộng với tháp thu hẹp là
- A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.
- B. Đáy hẹp, đỉnh phinh to.
- C. Đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra.
- D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.
Câu 21: Loại cơ cấu dân số nào sau đây không thuộc nhóm cơ cấu xã hội?
- A. cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
- B. cơ cấu dân số theo lao động
- C. cơ cấu dân số theo dân tộc
- D. cơ cấu dân số theo ngôn ngữ, tôn giáo
Câu 22: Nhóm 0 – 14 tuổi là nhóm tuổi
- A. trong tuổi lao động
- B. dưới tuổi lao động
- C. ngoài tuổi lao động
- D. hoạt động kinh tế
Câu 23: Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số trẻ ?
- A. Nguồn lao động có kinh nghiệm
- B. Nguồn lao động dồi dào
- C. Nguồn lao động ngành nghề
- D. Nguồn lao động có trình độ cao
Câu 24: Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số già ?
- A. Nguồn lao động có kinh nghiệm
- B. Nguồn lao động dồi dào
- C. thiếu nguồn lao động
- D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Trắc nghiệm địa lí 10 bài 23: Cơ cấu dân số (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra học kì 2 (P2)
- Trắc nghiệm địa lý 10: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải (P2) Trắc nghiệm Địa 10
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất (P2)
- Trắc nghiệm chương VII: Địa lí nông nghiệp
- Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra học kì 1 (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) P2
- Trắc nghiệm chương X: Môi trường và sự phát triển bền vững
- Trắc nghiệm địa 10 Bài 14: Thực hành đọc bản đồ sự phân hóa các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu…
- Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra một tiết - học kì 2 (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 23: Cơ cấu dân số (P2)