Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Địa lí 12 trang 82
Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng là phải có cơ cấu hợp lí giữa các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. Vậy nước ta đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào? Mời các bạn đến với bài học “ chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trong khu vực I và III.
- Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng:
* Ngành nông nghiệp:
- Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
- Trong trồng trọt:
- Giảm tỷ trọng cây lương thực,
- Tăng tỷ trọng cây công nghiệp (cây CN xuất khẩu, nguyên liệu CN, có giá trị)
* Ngành công nghiệp – xây dựng:
- Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.
- Tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp giảm các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình.
* Ngành dịch vụ - du lịch:
- Kết cấu hạ tầng, đô thị phát triển nhanh, nhiều loại dịch vụ mới ra đời như: Viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ...
2. Chuyển dịch cơ cấu Thành phần kinh tế
Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển KT nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.
- Kinh tế nhà nước : Giảm về tỉ trọng (40,2 – 38,4%), nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
- Kinh tế ngoài Nhà nước (KT tập thể, KT tư nhân, KT cá thể) : Giảm (53,5 – 45,6%). Tuy nhiên, trong đó có thành phần KT tư nhân vẫn tăng (7,4 – 8,9%).
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : tăng nhanh (6,3 – 16,0%), đặc biệt là khi đất nước ta gia nhập WTO.
3. Chuyển dịch cơ cấu Thành phần kinh tế
- Nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển KT:
- NN: hình thành các vùng chuyên canh (LTTP, cây CN).
- CN: hình thành các khu CN tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
- ĐNB: phát triển CN mạnh nhất nước, giá trị CN chiếm 66,6% (năm 2005).
- ĐBSCL: vùng trọng điểm LTTP lớn nhất nước, giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản chiếm 40,7% cả nước.
- Cả nước hình thành 3 vùng KT trọng điểm: Vùng KT trọng điểm phía Bắc, Miền Trung, phía Nam.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Quan sát hình 20.1, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh kế ở nước ta, giai đoạn 1990- 2005.
Câu 2: Phân tích bảng 20.2 để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?
Câu 3: Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu:
Câu 4: Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta (giá thực tế)
(Đơn vị: tỉ đồng)
a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm.
b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Câu hỏi: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế của nước ta hiện nay?
Câu hỏi: Tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ thấp?
=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy kể tên các loại khoáng sản chủ yếu và tên các mỏ chính ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng?
- Hãy tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của ngành lâm nghiệp?
- Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi?
- Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Nêu các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
- Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phái triển kinh tế – xã hội.
- Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành vận tải đường biển?
- Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?
- Tại sao trong thời gian vừa qua, tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long lại diễn ra hết sức nghiêm trọng?
- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ thấp?